KTNT- Báo Kinh tế nông thôn số 31, ra ngày 29/7/2016, có bài “Tĩnh Gia: Rác thải chất thành núi, gây ô nhiễm môi trường”, phản ánh bãi rác tự phát của bà Vũ Thị Nhung gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của các hộ dân thôn Đồng Minh, xã Hải Ninh (Tĩnh Gia - Thanh Hóa). Thế nhưng đến nay, sự việc này vẫn chưa được giải quyết, gây bức xúc dư luận.
>> Tĩnh Gia: Rác thải chất thành núi, gây ô nhiễm môi trường
Bãi rác ngày một khổng "lồ".
Từ nhiều năm nay, người dân thôn Đồng Minh quá quen với cảnh hàng chục xe rác tấp nập qua lại mỗi ngày để tập kết tại thôn. Điều đáng nói là việc thu gom rác của chủ nhân xuất phát từ lợi ích cá nhân chứ không phải theo kế hoạch hay quy định của xã Hải Ninh. Hộ gia đình có nhu cầu chuyển rác thì đóng cho bà Nhung 20.000- 50.000 đồng/tháng.
Nhận được sự phản ánh của người dân, chúng tôi đã có buổi làm việc với UBND xã Hải Ninh, thế nhưng dường như cán bộ xã cũng bất lực trước việc làm sai trái của gia đình bà Nhung. Bà Lê Thị Hà, Phó chủ tịch xã Hải Ninh, bộc bạch: “Đã nhiều lần chúng tôi yêu cầu gia đình bà Nhung lên UBND xã để làm việc, và dù đã kí hết biên bản này đến cam kết nọ nhưng sự việc đâu lại vào đấy. Hiện tại xã cũng đang lên kế hoạch trong năm nay sẽ di chuyển bãi rác này đến một nơi thích hợp”.
Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng rác thải tập kết sai quy định diễn ra nhiều năm qua, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Đoàn Thanh Trung, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tĩnh Gia. Tuy nhiên, ông Trung chưa nắm được cụ thể vụ việc, hẹn sang tuần tới sẽ lập đoàn xuống kiểm tra và có phương án xử lí.
Thế nhưng, từ khi Báo Kinh tế nông thôn đăng bài phản ánh, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tĩnh Gia vẫn chưa hề có động thái nào thể hiện sự quan tâm của mình tới vấn đề gây bức xúc trong nhân dân.
Hiện, tình trạng thu gom rác thải của bà Nhung vẫn diễn ra như “cơm bữa” và tất nhiên không hề vấp phải sự can thiệp nào từ các cấp chính quyền.
Ông Lê Đình Sửu, 68 tuổi, thôn Đồng Minh, bức xúc: “Ngày nào bà Nhung cũng đổ rác ở đây, tôi đã nhiều lần lên UBND xã phản ánh thì xã trả lời đợi huyện về giải quyết, lên UBND huyện lại nhận được câu trả lời chờ UBND xã báo cáo sự việc”.
Được biết, ông Lê Thế Huynh, chồng bà Nhung, hiện là Phó công an xã Hải Ninh.
Dư luận cho rằng, liệu có hay không sự bao che, đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan chức năng khi mà sự việc này đã xảy ra 4-5 năm nay?
Đình Ban
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.