Đã gần 6 năm trôi qua nhưng hàng trăm hộ dân các phường Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn mòn mỏi chờ đợi được cấp đất tái định cư (TĐC).
>> Bất cập mặt bằng tái định cư ở Kỳ Anh
Ông Lê Thanh Hợi (thuộc TDP Trường Sơn - phường Kỳ Thịnh) cho biết đã chờ đất TĐC nhiều năm nay.
Đơn cử như tại phường Kỳ Phương, có 1.076 hộ phải di dời TĐC, trong đó còn 53 hộ vẫn đang phải chờ đợi để được cấp đất TĐC. Tất cả đều bị thu hồi đất làm khu công nghiệp và dự án Formosa từ năm 2002 đến nay.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Chương, Chủ tịch UBND phường Kỳ Phương, cho biết: “Hiện, 22 hộ đã có đất ở nhưng chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSĐ); 34 hộ đề nghị cấp đất TĐC; 39 hộ ở thôn Ba Đồng đã cấp đất TĐC, làm xong nhà nhưng vẫn phải di dời tiếp. Tỉnh làm phương án hoán đổi TĐC nhưng vẫn chưa được giải quyết nên người dân bức xúc dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài”.
Bà Trần Thị Yên, giáo viên Trường Tiểu học Kỳ Long, cho biết: “Năm 2011, gia đình thuộc diện di dời để phục vụ dự án Formosa. Đến nay, tôi đã làm đơn kiến nghị nhiều lần gửi đến các cấp chính quyền nhưng vẫn chưa được giải quyết cấp đất TĐC. Hiện, tôi không có nhà ở, rất mong sớm nhận được đất TĐC để ổn định cuộc sống”.
Cùng chung cảnh chờ đợi để được cấp đất TĐC, ông Lê Xuân Vượng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi, trăn trở: “Trên địa bàn xã có gần 1.000 hộ dân ở thôn TĐC Ba Đồng được cấp đất, nay vẫn chưa có GCNQSĐ; 298 hộ tại thôn TĐC Tân Phúc Thành 1, trong đó có 60 hộ được cấp GCNQSDĐ đang nợ tiền sử dụng đất nhưng vẫn được trao sổ theo kiểu tượng trưng; có 573 hộ phải di dời TĐC trong đợt tới, chúng tôi đang chờ Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng bàn giao mặt bằng TĐC, nếu tình trạng chậm trễ kéo dài như thế này thì bà con rất vất vả để ổn định cuộc sống”.
Chậm cấp đất TĐC, số tiền được bồi thường tại thời điểm ấy nhiều gia đình đã tiêu hết. Hơn nữa, khi mới nhận được tiền thì không có đất để chuyển chỗ ở, sau mấy năm giá nguyên vật liệu tăng cao, số tiền được bồi thường khi đó giờ xây nhà cũng chưa đủ chứ chưa nói đến mua đất. Điều này khiến người dân lo lắng vì rơi vào cảnh không có nơi để ở.
Lý do người dân chưa được cấp đất là do Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng chưa làm được phương án TĐC, quỹ đất thì có, tuy nhiên hiện chưa có tiền để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Người dân chưa được cấp đất TĐC đang phải chờ đợi, còn những hộ đã được di dời đang gặp không ít khó khăn do cơ sở hạ tầng mới bàn giao đã xuống cấp trầm trọng.
Ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, cho biết: Về nguyên tắc, muốn cấp đất thì phải có phương án TĐC, trong khi việc bàn giao mặt bằng TĐC còn chậm trễ, cơ sở hạ tầng ở một số địa phương chưa thật sự đảm bảo. Trước đã không làm phương án TĐC thì bây giờ làm lại với khoảng thời gian từ 2002 đến nay là rất khó, nhưng thị xã đang triển khai rà soát xử lý tồn đọng.
“Chúng tôi đã đề xuất vấn đề này với UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh. Trước mắt, trong lúc chờ chỉ đạo của UBND tỉnh, tôi đã giao cho 12 chủ tịch, địa chính các phường, xã lập danh sách đầy đủ, chi tiết các hộ dân đủ điều kiện nhưng đang thiếu đất TĐC để xem xét giải quyết sớm nhất nhằm ổn định cuộc sống cho người dân”, ông Hà nói.
Văn Huân
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.