Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 7 năm 2016 | 1:30

Tiếp bài “Bất cập mặt bằng tái định cư ở Kỳ Anh”: Thu thuế sử dụng đất sao cho hợp tình, hợp lý

Hàng trăm hộ ở các phường Kỳ Thịnh, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Phương và Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) thuộc diện di dời, đủ điều kiện cấp đất tái định cư (TĐC), tuy nhiên, vấn đề thu thuế (tiền sử dụng đất) hiện quá cao khiến người dân bức xúc.

>> 6 năm chưa được giao đất

>> Bất cập mặt bằng tái định cư ở Kỳ Anh

Ông Lê Xuân Vượng, Chủ tịch UBND phường Kỳ Lợi (người bên phải) trao đổi với phóng viên.

Áp thuế đất TĐC quá cao?

Năm 2010, với diện tích khoảng 200m2, gia đình anh Lê Văn Chiến (tổ dân phố Trường Sơn, Kỳ Thịnh) được đền bù 110 triệu đồng. Đáng ra, sau khi thu hồi, gia đình sẽ được cấp đất TĐC, tuy nhiên, đến tận bây giờ anh cũng như nhiều người dân Kỳ Thịnh vẫn đang mòn mỏi chờ. Tháng 6/2015, anh Chiến viết đơn lên UBND xã Kỳ Thịnh và được Chủ tịch UBND xã trả lời: hiện chưa có đất, phải chờ đến khi san ủi mặt bằng để thực hiện dự án thì mới có.

“Khi thu hồi đất chỉ áp giá ở mức 72.000 - 80.400 đồng/m2 thì nay khi được cấp đất TĐC áp giá hiện hành trên 500.000 đồng/m2. Theo quy định, mỗi hộ dân khi di dời TĐC sẽ được cấp 400m2, với đơn giá trên, chúng tôi phải đóng trên 200 triệu đồng mới được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD)”, anh Chiến phân trần.

Cũng như anh Chiến, bà Nguyễn Thị Khiển ở thôn Liên Minh (phường Kỳ Long) cho hay, gia đình bà thuộc diện bị thu hồi đất, hiện không có chỗ ở. Sau khi chồng qua đời, bà một mình nuôi 8 đứa con ăn học, cả gia đình phải thuê mướn nhà nhiều năm nay. Nhiều lần bà làm đơn xin được cấp đất, đến tháng 11/2011 được ông Nguyễn Hoài Sơn, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh ký cấp cho một nền TĐC với diện tích 400m2, nhưng đến tháng 7/2015 bà mới được giao đất, đến tháng 2/2016 bà mới vay mượn được tiền đi làm GCNQSD đất và được thông báo phải đóng 240 triệu đồng, trong khi đất của bà bị thu hồi chỉ được tính giá 86.400 đồng/m2.

Có thể nói, vấn đề “nợ” đất TĐC và đóng tiền làm GCNQSD là “chuyện nóng” nhiều năm nay ở Kỳ Anh, người dân làm đơn kiến nghị đến cơ quan chức năng các cấp, nhưng tất cả đều trong tình trạng... “phải chờ đợi”.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Chương, Chủ tịch UBND phường Kỳ Phương, cho biết: Nhiều hộ dân khi giải phóng mặt bằng để nhường đất cho các cụm khu công nghiệp hay siêu dự án Formosa, tổng số tiền được nhận từ 26 đến 120 triệu đồng. Với số tiền này khi về khu TĐC, muốn xây nhà ở ổn định đã là cả một vấn đề khó, huống hồ phải đóng thuế sử dụng đất với giá hơn 500.000 đồng/m2 để làm GCNQSDĐ là điều không thể.

“34 hộ dân tại Kỳ Phương nhiều năm nay làm đơn kiến nghị xin được cấp đất TĐC và được đóng thuế trước bạ để làm GCNQSDĐ  với giá 72.000 - 86.000 đồng/m2, hay thu hồi đất năm 2016 giá 300.000 đồng/m2, thì cũng được đóng tiền theo năm thu hồi đất, chứ không thể đóng tiền trên 500.000 đồng/m2”, ông Chương nói.

Sao cho hợp tình, hợp lý

Trao đổi về thắc mắc của người dân, ông Lê Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thuế thị xã Kỳ Anh, giải thích: “Chi cục thuế căn cứ vào hồ sơ mà Phòng Tài nguyên và Môi trường chuyển sang để tính thuế. Còn việc áp đặt giá như thế nào là do thị xã và tỉnh, chứ Chi cục không áp đặt. Chúng tôi cũng đang chờ tỉnh ra văn bản tính giá cụ thể. Theo tôi, việc người dân có ý kiến là cần phải quan tâm khắc phục, trả lời giải đáp một cách rõ ràng, chứ không úp mở tránh sự nghi ngờ”.

Theo ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, UBND tỉnh có Công văn hỏa tốc số 2023 nói rõ về giá đất giao TĐC các phường Kỳ Long, Kỳ Phương, Kỳ Liên, Kỳ Lợi và Kỳ Thịnh. Cụ thể: “Giao UBND thị xã Kỳ Anh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tính toán giá đất theo từng giai đoạn thời điểm thu hồi đất và được cấp đất TĐC. Căn cứ các quy định hiện hành đề xuất phương án xử lý, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo tham mưu cho UBND tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có quyết định áp dụng giá làm GCNQSDĐ phù hợp với các địa phương”.

Mong muốn của hàng trăm hộ dân tại các địa phương ở thị xã Kỳ Anh là hoàn toàn chính đáng và hợp lý. Khi quyền lợi, nhu cầu và bức xúc chưa được giải tỏa, các cơ quan liên quan cần sớm có câu trả lời để người dân yên tâm, ổn định cuộc sống.

Văn Huân

Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top