Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 10 năm 2016 | 8:35

Tiếp bài “Cấm nuôi ong ngoại, chuyện chỉ có ở Hà Giang”: Bộ Nông nghiệp và PTNT lên tiếng

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), các giống ong nuôi tại cùng một địa điểm đều cho chất lượng mật tương đương nhau. Đặc biệt, Cục yêu cầu các cơ quan, đơn vị quản lý nuôi ong và sản xuất mật ong tại tỉnh Hà Giang cần tuân theo các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Thông tư 25/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

>> Cấm nuôi ong ngoại, chuyện chỉ có ở Hà Giang

Văn bản 1566/CN-GSN ngày 17/10/2016 của Cục Chăn nuôi gửi Báo Kinh tế nông thôn. 

Sau khi Báo Kinh tế nông thôn có bài “Cấm nuôi ong ngoại, chuyện chỉ có ở Hà Giang”, phản ánh việc lấy lý do bảo vệ sản phẩm mật ong bạc hà Mèo Vạc đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang đã ra văn bản cấm người nuôi ở 4 huyện của cao nguyên đá Đồng Văn sử dụng giống ong ngoại. Việc làm này đi ngược với Thông tư 25 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, “ngăn sông cấm chợ”, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức, cá nhân.

Văn bản 1065 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang được cho là là không phù hợp và trái với quy định tại Thông tư số 25 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, dựa vào các văn bản quản lý nhà nước có liên quan, Cục Chăn nuôi đã tổ chức cuộc họp tại Hà Nội về tư vấn kỹ thuật quản lý nuôi ong mật và sản xuất mật ong bạc hà Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Tổ chức đoàn công tác đi kiểm tra thực địa tại huyện Quản Bạ.

Từ hiện trạng nuôi ong của 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ và Yên Minh, Cục Chăn nuôi yêu cầu các cơ quan, đơn vị quản lý nuôi ong và sản xuất mật ong tại tỉnh Hà Giang cần tuân theo các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Thông tư 25/2015/TT-BNNPTNT ngày 1/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Những biển cấm “lạ” chỉ xuất hiện ở tỉnh nghèo Hà Giang.

Cục Chăn nuôi đưa ra các yếu tố kỹ thuật khuyến cáo: Các giống ong nuôi tại cùng một địa bàn đều cho chất lượng mật tương đương nhau. Về mật độ nuôi ong, nếu mật độ ong bạc hà dày đặc thì nên nuôi­ không quá 40 đàn/ha, khoảng cách giữa các điểm nuôi ong tối thiểu là 2km, mỗi điểm không quá 100 đàn.

Việc tranh chấp nguồn hoa và cướp mật của đàn ong thường xuyên xảy ra trong các trường hợp sau: nguồn hoa khan hiếm hoặc do thời tiết bất lợi, mật hoa đột nhiên bị giảm; mật độ các đàn ong quá dày hoặc ong ngoại nuôi gần ong nội, do ong ngoại có sức khỏe hơn, sẽ xảy ra tranh chấp nguồn hoa, cướp mật, gây chia đàn, tiêu diệt nhau, phần thiệt hại hơn thuộc về ong nội…

Nếu được phép nuôi giống ong khác trên địa bàn 47 xã (theo chỉ dẫn địa lý mật ong bạc hà Mèo Vạc), tại Quyết định 316/QĐ-DHTT ngày 1/3/2013 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý thì sản phẩm mật ong của giống ong đó không được ghi thương hiệu mật ong bạc hà Mèo Vạc.

Cách chỉ đạo “ngăn sông cấm chợ” của tỉnh Hà Giang đã khiến nhiều hộ nuôi ong Ý gặp khó khăn.

Cục Chăn nuôi yêu cầu các cơ quan, đơn vị quản lý nuôi ong và sản xuất mật ong tại tỉnh Hà Giang cần theo các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Thông tư 25/2015/TT-BNNPTNT ngày 1/7/2015, của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành doanh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Theo Thông tư 25, “các giống ong nội, các giống ong Ý và các tổ hợp lai của các giống ong trên” được phép nuôi tại Việt Nam nhưng tỉnh Hà Giang lại lấy lý do bảo vệ sản phẩm mật ong bạc hà Mèo Vạc đã đăng ký chỉ dẫn địa lý để cấm nuôi ong ngoại là trái với Thông tư 25 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Để thực hiện theo đúng Thông tư 25 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức, cá nhân, từ đó khuyến khích các cá nhân, tập thể phát triển đàn ong từng bước thoát nghèo, làm giàu, đề nghị UBND tỉnh Hà Giang hủy những văn bản trái với Thông tư 25 mà các cơ quan của tỉnh ban hành trước đó, Văn bản 1566/CN-GSN ngày 17/10/2016 của Cục Chăn nuôi đề nghị.

Hoàng Đình

 

 

Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top