Báo Kinh tế nông thôn có loạt bài phản ánh việc xây dựng sai phép của Trung tâm Khí công và Dạy nghề nhân đạo (thuộc Hội Chữ thập đỏ Hà Nội) trên đất khoán trồng cây ăn quả lâu năm thuộc quy hoạch vùng khai thác đặc biệt của Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.
>> “Con sai... bố bảo tại thầy”
>> Công trình không phép “độn thổ” trên đất di tích Côn Sơn
Vật liệu vẫn được “tiếp tế”...
Điều khiến dư luận băn khoăn là không hiểu các cấp chính quyền thị xã Chí Linh, các sở, ban ngành liên quan quản lý như thế nào mà công trình sai phép này vẫn ngang nhiên tồn tại, hoàn thiện và đi vào sử dụng.
Sau loạt bài phản ánh về công trình sai phạm trên, ngày 20/10/2015, chúng tôi tiếp tục “mục sở thị” hiện trường và tiếp cận cách xử lý sai phạm của UBND thị xã Chí Linh. Nhưng, câu chuyện vẫn theo kiểu “mèo lại hoàn mèo”.
Bởi, không những công trình không bị đình chỉ, xử phạt hành chính, thanh lý hợp đồng, xử lý dứt điểm mà hoàn toàn ngược lại, nó vẫn đang được hoàn thiện dần và đi vào sử dụng.
Qua thực địa, chúng tôi thấy công trình kiên cố đang hoàn thiện, dựng thêm khung sắt, che bạt và một số không gian đã đưa vào sử dụng cho trồng thực vật (theo một nguồn tin cho biết, đây là loại nấm linh chi).
Được biết, khu vực rừng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt được Nhà nước quy định, nghiêm cấm xây dựng.
Mang những thông tin này và thực trạng sai phạm trên đến làm việc với chính quyền sở tại, ông Nguyễn Đức Hóa, Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh, cho hay: “Đất đó thuộc Ban quản lý rừng, nếu tỉnh đồng ý chúng tôi xử lý ngay. Xây dựng trên địa bàn ấy biết của ai”.
Công trình sai phạm dần hoàn thiện...
Khi chúng tôi hỏi: “Sai phạm trên đã được đình chỉ xây dựng, thanh lý hợp đồng, thu hồi đất. Vậy, khu này có được phép xây dựng tiếp hay không??, ông Hóa cho biết: “Đây thuộc vùng I vẫn được phép xây dựng. Việc xây mới, chúng tôi đã cấm là không được phép”.
Thiết nghĩ, giữa thực tế hiện trường và những tư liệu chúng tôi có được thì sai phạm đang tiếp tục diễn ra tại khu vực trên. Song, cách trả lời của chính quyền thị xã Chí Linh thì hoàn toàn ngược lại.
Điều này càng khiến dư luận hoài nghi có hay không “bàn tay” nào “che mắt” chính quyền sở tại(?!)
...và đưa vào sử dụng.
Báo Kinh tế nông thôn đề nghị UBND tỉnh Hải Dương sớm vào cuộc xử lý dứt điểm sai phạm trên, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật và linh thiêng của Khu di tích cấp quốc gia đặc biệt này.
Sự việc tiếp diễn như thế nào, chúng tôi tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.
Nhất Nam
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.