KTNT - Báo Kinh tế nông thôn ngày 30/6/2017 có bài: “Đất đắp kênh “án binh” trong nhà máy gạch?”, phản ánh việc hàng chục mét khối đất phục vụ đắp kênh thuộc dự án “Cải thiện nông nghiệp có tưới WB7” trên địa bàn xã Định Tân (Yên Định - Thanh Hóa) đã được liên danh nhà thầu chở về nhà máy gạch mà các cơ quan chức năng không hề hay biết. Sau khi báo phản ánh, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, xử lý.
>> Thanh Hóa: Đất đắp kênh “án binh” trong nhà máy gạch!
Biên bản làm việc giữa hai bên
Theo đó, ngày 27/6, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (QLDA ĐTXD) các công trình nông nghiệp và PTNT có Công văn số 218/BQLDANN –DA1 về việc chấn chỉnh công tác khai thác và sử dụng đất tại các mỏ đất đúng mục đích trong quá trình thi công dự án WB7 gửi liên danh nhà thầu.
Công văn nêu rõ: Qua thông tin phản ánh trong quá trình thi công dự án, nhà thầu đã để một số xe vận chuyển đất đi nơi khác, làm thất thoát tài nguyên đất, sai mục đích khai thác và sử dụng đất. Để việc khai thác và sử dụng đất tại các mỏ tuân thủ thiết kế được phê duyệt, không bị thất thoát tài nguyên đất, Ban QLDAĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa yêu cầu các nhà thầu chấn chỉnh lại tổ thi công cơ giới, khẩn trương khai thác đất để thi công đúng đồ án thiết kế được phê duyệt; sử dụng xe đúng chủng loại theo hồ sơ dự thầu; đăng ký số lượng xe, biển số xe và kế hoạch khai thác đất với chính quyền địa phương; tăng cường cán bộ kiểm soát nội bộ để kiểm soát và theo dõi chặt chẽ nhằm khai thác đất thi công các hạng mục công trình đúng mục đích.
Những xe đang chở đất vào nhà máy gạch
Cũng tại biên bản làm việc giữa các cơ quan chức năng ngày 4/7/2017, thực hiện ý kiến chỉ đạo theo Công văn số 218/ BQLDANN-DA1 ngày 27/6/2017, theo đó kết quả kiểm tra xử lý nêu rõ hiện trạng khai thác đất tại điểm mỏ vật liệu xã Định Thành còn lại khoảng 3.975m2 với trữ lượng khai thác khoảng 11.000m3. Tại thời điểm kiểm tra có 2 máy múc đang dừng hoạt động tại bãi và mỏ đất trên được quy hoạch cho 2 nhà thầu lấy đất.
Biên bản làm việc cũng nêu rõ: Đề nghị UBND xã Định Thành giám sát việc khai thác đất của 2 nhà thầu trong quá trình tạm dừng khai thác; đề nghị hai nhà thầu trước khi khai thác trở lại phải thông báo kế hoạch khai thác, đăng ký biển số xe đến UBND xã Định Thành, Công an huyện Yên Định, UBND huyện Yên Định và Ban QLDA để các cơ quan trên nắm được; đề nghị Ban QLDA, UBND xã có trách nhiệm theo dõi xe vào chở đất đến công trình, nếu thấy vi phạm báo ngay cho công an huyện để có biện pháp xử lý.
Như Quỳnh
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.