Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 9 tháng 3 năm 2017 | 8:50

Tiếp bài “Hoài Đức (Hà Nội): Nhiều cơ sở mầm non hoạt động “chui”!?”: ​Đá bóng trách nhiệm?

KTNT - Khi phát hiện nhiều trường mầm non tư thục chưa có giấy phép hoạt động nhưng vẫn tuyển sinh, nhập học rầm rộ, UBND xã An Khánh chỉ đến “nhắc nhở”, còn Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) huyện Hoài Đức (Hà Nội) thì khẳng định: “Đã làm hết trách nhiệm”(?!).

>> Hoài Đức (Hà Nội): Nhiều cơ sở mầm non hoạt động “chui”

Chưa đủ hồ sơ pháp lý nhưng cơ sở nhóm lớp mầm non Vietkids vẫn hoạt động.

Đùn đẩy?

Như thông tin báo Kinh tế nông thôn đã phản ánh, ông Nguyễn Đăng Lợi, Phó chủ tịch UBND xã An Khánh, xác nhận, việc một số cơ sở mầm non hoạt động khi chưa  có giấy phép thành lập là có thật. Trên địa bàn có một cơ sở Vietkids vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ và ở thời điểm này không được phép tuyển sinh. Các cơ sở còn lại thì chưa được cấp giấy phép thành lập (Ngôi nhà tuổi thơ, Ban Mai, Tuổi thần tiên, Hoa bé ngoan, Mai Ca).

Để rộng đường dư luận, phóng viên có buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Lan Anh, Phó trưởng phòng Phòng GD-ĐT huyện Hoài Đức. Bà Lan Anh khẳng định: “Đối với các cơ sở nhóm lớp thì UBND xã ra quyết định thành lập trên cơ sở văn bản trả lời và thẩm định của Phòng GDĐT huyện”.

“Trong quá trình tôi đi kiểm tra thì tất cả các cơ sở đều không có trẻ, cũng như không có tờ rơi tuyển sinh, nếu có đón trẻ thì chúng tôi sẽ yêu cầu xã xử lý. Còn về mặt quản lý thì xã phải có trách nhiệm quản lý các trường tư thục, đồng thời kiểm tra, giám sát hoạt động của họ.

Cơ sở mầm non Tuổi Thần Tiên dù chưa có phép vẫn đang hoạt động.

Phòng GD-ĐT chỉ kiểm tra quản lý về mặt chuyên môn. Những gì liên quan đến phòng thì chúng tôi đã thực hiện theo đúng quy định. Đến thời điểm này thì chưa một cơ sở nào chúng tôi không đi kiểm tra theo công văn của xã An Khánh”, bà Lan Anh nói.

Thế nhưng khi phóng viên đề nghị cho xem và cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ việc, vị Phó trưởng phòng này lại nói: “Liên quan đến hồ sơ pháp lý thì các anh xuống UBND xã An Khánh họ sẽ cung cấp”.

Một nghịch lý là, trong quá trình làm việc trước đó với ông Nguyễn Đăng Lợi, Phó chủ tịch UBND xã An Khánh, phóng viên đề nghị ông cung cấp giấy phép hoạt động cũng như biên bản xử lý đối với các cơ sở không phép nhưng ông Lợi cho hay: Tôi đã cho anh em đi kiểm tra và phát hiện có cơ sở giáo dục mầm non hoạt động khi chưa có giấy phép, chúng tôi nhắc nhở, họ cũng đã dừng rồi. Trên thực tế vẫn còn có một số cơ sở hoạt động lén lút. Xã đã có biên bản phối hợp với Phòng GD-ĐT đi kiểm tra, tất cả các biên bản đều gửi hết lên Phòng GD-ĐT, nhà báo lên đấy họ sẽ cung cấp”.

Tấm biển tuyển sinh được treo ở khắp mọi nơi.

Các quy định bị “phớt lờ”

Theo tìm hiểu của phóng viên, phụ huynh có con đã từng theo học tại các cơ sở mầm non ở An Khánh cho biết: Theo quy định, muốn mở “nhóm lớp mầm non” thì cần gửi hồ sơ lên Phòng GD-ĐT quận/huyện để đơn vị này tiến hành kiểm tra các điều kiện thành lập và địa điểm hoạt động của nhóm lớp mầm non này. Nếu đủ điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học của các bé thì sau đó Phòng sẽ có công văn đề nghị phường/xã cấp phép đi vào hoạt động.

Khi chưa có công văn đề nghị cấp phép của Phòng GD-ĐT gửi UBND phường/xã thì mọi hoạt động của “nhóm lớp mầm non” này đều là trái với quy định của pháp luật.

Cơ sở mầm non Ban Mai chưa có giấy phép hoạt động.

Tuy nhiên, trong khi Phòng GD-ĐT của huyện chưa có công văn đề nghị xã cấp phép, các trường đã tổ chức tuyển sinh và hoạt động bình thường, không hề có bất cứ động thái nào thực thi theo quyết định của UBND xã và đến thời điểm này, xã An Khánh cũng mới nhắc nhở chứ chưa đưa ra hình thức xử phạt.

Dư luận đặt câu hỏi: Liệu có hay không việc UBND xã An Khánh và Phòng GD-ĐT huyện Hoài Đức bao che cho cơ sở mầm non trên hoạt động trái phép?

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Hữu Thắng

 

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top