Không chỉ “từ chối” trách nhiệm của mình, ông Đào Mạnh Thắng, Trưởng Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Cồn Vành (BQL Cồn Vành - Thái Bình) còn “khuất mắt” để cho hàng loạt sai phạm diễn ra, nhất là việc xây dựng bất chấp luật pháp, khiến người dân hoài nghi có hay không việc những “vua con” đang “lộng hành” ở đây?
>> Hoạt động “bát nháo” ở Khu du lịch sinh thái Cồn Vành
Việc xây dựng như thế này là sai và chủ ngôi nhà 3 tầng 1 tum (ngoài cùng bên trái) có quan hệ nên BQL khó xử lý.
Thiếu trách nhiệm
Làm việc với chúng tôi về những thông tin người dân phản ánh, ông Đào Mạnh Thắng cho hay: “Chúng tôi thừa nhận còn nhiều vấn đề phải bàn, tất nhiên là do cơ chế, quy định, chức năng nhiệm vụ”. Nếu vậy, hóa ra các cơ quan hữu quan nơi đây lại “yếu” nên “kém” trong việc hoạch định phát triển khu du lịch (?!).
Còn những hộ kinh doanh dịch vụ trên khu vực Cồn Vành thì bức xúc trước cách “hành xử” của cấp quản lý trực tiếp. Thậm chí họ hoài nghi rằng: Lẽ nào UBND huyện Tiền Hải hết người nên cử ông trưởng ban thiếu “năng lực” ra đây quản lý (?!). Việc thu phí thì “mờ ám”. “Người ta xây nhà 2- 3 tầng không thấy phản ứng gì. Nhưng, người dân dùng xi - măng láng nền làm nơi để xe cho khách thì BQL Cồn Vành lại “can thiệp” một cách “nghiêm trọng”, rồi cưỡng chế, đưa máy ủi ra đập phá”, chị Hoa, một hộ kinh doanh bức xúc.
Nên chăng các cấp quản lý có liên quan đến Khu du lịch sinh thái Cồn Vành ở tỉnh Thái Bình cũng cần phải xem xét lại. Bởi, nếu theo ông Đào Mạnh Thắng thì: “Nói là khu du lịch nhưng thực ra là điểm du lịch thì đúng hơn. Và vì chỉ có hơn 40 hộ kinh doanh nên không đủ kinh phí trang trải cho hoạt động của ban quản lý như: vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, cháy nổ… Chính vì vậy, những người bám trụ vào Cồn Vành để sinh sống phải “tự nguyện” đóng tiền từ 3 - 6 triệu để được kinh doanh?!. Thế thì phải đổi tên thành “điểm du lịch” chứ không thể gọi là khu du lịch thì mới chính xác cho những lý giải của ông Thắng?
Người dân láng nền làm chỗ đậu xe cho khách bị BQL Cồn Vành ra cưỡng chế, phá dỡ.
Khó xử lý sai phạm
Không chỉ “chịu thua” trong việc quản lý, đưa khu du lịch này phát triển xứng tầm với nó, BQL Cồn Vành cũng như các cấp chính quyền còn “thua” cả “xã hội đen”. Ông Thắng giải thích về việc các hộ dân bức xúc khi đóng phí mà không có diện tích đất kinh doanh: “Khi giao vị trí kinh doanh cho các hộ dân thì ông Long (người có đất hợp đồng với UBND xã Nam Phú ở Cồn Vành) đã thuê xã hội đen đến cản trở không cho BQL phân đất, mặc dù chúng tôi mời cả công an, an ninh xã Nam Phú, biên phòng…”.
Khi được hỏi về hợp đồng thuê đất của các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, ông Thắng cho biết chỉ 7 năm và 70 triệu đồng/hộ. Còn việc có người xây nhà 2 - 3 tầng có đúng luật, ông Thắng thừa nhận: “Việc xây dựng nhà 2 - 3 tầng ở đây là sai. Vì các văn bản hướng dẫn rất cụ thể, quy định các diện tích được phép xây dựng. Nhưng thực tế các hộ đều vượt. Chúng tôi cũng có quy định không để cho các hộ xây dựng như vậy nhưng người ta bảo họ tự chịu trách nhiệm”.
Càng bức xúc hơn khi trong lúc Đảng, Chính phủ và người dân cả nước đang ra sức xây dựng một Chính phủ liêm chính và không còn những “vua con” thì ở nơi đây vẫn tồn tại như lời ông Thắng: “Trường hợp xây nhà 3 tầng 1 tum của ông Mạnh, họ nhận là người nhà của một đồng chí lãnh đạo một sở quan trọng ở tỉnh nên khó xử lý”.
Một điều “lạ” là, việc gì sai phạm ông Thắng cũng đều chia sẻ: “Chúng tôi đã báo cáo cấp trên và xin ý kiến chỉ đạo”. Nhưng thực tế thì sự việc vẫn “mèo lại hoàn mèo” và liệu báo cáo của BQL Cồn Vành đã tới được các cấp chính quyền tỉnh Thái Bình?
Đề nghị cơ quan hữu quan tỉnh Thái Bình vào cuộc làm rõ vụ việc. Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Nhất Nam
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.