Báo Kinh tế nông thôn có bài phản ánh tình trạng khai thác đá trái phép với quy mô lớn ở xã Dliê Ya (Krông Năng - Đắk Lắk) nhưng chính quyền sở tại không hay biết. Điều đáng nói là, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ làm việc với các ngành chức năng nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.
>> Khai thác đá trái phép ở xã Dliê Ya: Chính quyền không hay biết!?
Quy mô của mỏ khai thác rộng hàng trăm hecta nhưng cả xã và huyện đều không biết?
Trước sự bất hợp tác, khẳng định không có sự việc sai trái này của chính quyền huyện Krông Năng, chúng tôi đề nghị được thực tế hiện trường cùng đại diện chính quyền. Người được ông Châu Văn Lượm, Phó chủ tịch UBND huyện Krông Năng “ép buộc” cử đi thực tế cùng chúng tôi là bà Thùy, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường. Mặc dù vẫn đinh ninh là không có vụ việc này nhưng khi tiếp cận thực tế, bà Thùy mới ngã ngửa vì nó vượt “quy mô nhỏ lẻ, cải tạo đất” như chính quyền địa phương báo cáo.
Khi được hỏi về quy mô mỏ tại hiện trường có đủ điều kiện để cấp mỏ, bà Thùy chỉ biết cười trừ và nói: “Đủ điều kiện”.
Qua thông tin và tư liệu chúng tôi có được, khu bãi đá thôn Dliê Ya B, xã Dliê Ya có khoảng 5-7 mỏ lớn nhỏ với quy mô khoảng 118ha. Trong đó, 3 điểm có quy mô lớn nhất là của hộ ông Quang, ông Nguyên và ông Xuân. Tất cả các hộ này đều khai thác không có giấy phép, sai quy định của pháp luật.
Được biết, sự việc này diễn ra từ khoảng năm 2008 cho đến năm 2011, UBND huyện Krông Năng đã có văn bản chỉ đạo chấm dứt tình trạng này nhưng cũng chỉ theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” rồi bị “thả nổi” từ đó đến nay khiến dư luận bất bình. Không còn cách nào khác, người dân phải tự bảo vệ cuộc sống của mình bằng cách đổ các trụ cột bê - tông hoặc cột gỗ chặn hai bên đường không cho xe vào mỏ chở đá.
Ông Trần Minh Châu, Phó chủ tịch UBND huyện Krông Năng, thừa nhận: “ Sự việc bắt đầu từ năm 2008 và mang tính tự phát, huyện đã có biên bản chỉ đạo nhưng chưa cứng rắn, thiếu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc nên để các hộ này khai thác sai phép”.
Khi chúng tôi đề nghị được tiếp cận các văn bản liên quan đến vụ việc, ông Trần Minh Châu chỉ đạo trực tiếp cho ông Phan Tiến Thành, Phó chánh văn phòng UBND huyện chuẩn bị và gửi cho chúng tôi. Nhưng đến nay vẫn “bặt vô âm tín”.
Chúng tôi tiếp tục liên hệ làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk nhưng cơ quan này cũng chỉ “hứa suông”.
Ông Trần Minh Trung, Phó trưởng phòng Phòng Khoáng sản (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lăk), cho hay: “Hiện tại, chúng tôi chưa thấy huyện thông báo gì, tỉnh cũng ban hành quy chế bảo vệ khoáng sản, trách nhiệm thuộc về cấp xã, huyện. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại và thông báo với các anh”.
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.
Nhất Nam – Trung Hiếu
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.