Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 20 tháng 8 năm 2014 | 3:35

Tiếp bài “Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu “hớt tay trên” doanh nghiệp": Vừa đá bóng, vừa thổi còi!

KTNT- Liên quan đến việc lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu bị tố “hớt tay trên” của doanh nghiệp trong dự án “Xây dựng mô hình nuôi yến sào tại tỉnh Bạc Liêu”, luật sư Phạm Hồng Sơn, Trưởng văn phòng Luật sư Phạm Sơn (Hà Nội) đã nêu quan điểm vụ việc. 
 
 
 
Theo Luật sư Sơn, dự án “Xây dựng mô hình nuôi yến sào tại tỉnh Bạc Liêu” thuộc chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015”. Dự án này được phê duyệt theo Quyết định số 2175 ngày 22/7/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) đối với danh mục các dự án ủy quyền địa phương quản lý, do kỹ sư Trần Thanh Vân (số 06, đường Lê Văn Duyệt, phường 3, TP. Bạc Liêu) làm chủ nhiệm dự án, cơ quan chủ trì là Công ty TNHH Phát triển công nghệ sinh học và dịch vụ khoa học kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu. Thời gian thực hiện dự án là 36 tháng (từ tháng 5/2012 đến 5/2015). Kinh phí được phê duyệt 2,2 tỷ đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương 2 tỷ đồng, ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh Bạc Liêu 200 triệu đồng.   
 
Tờ trình xin cấp kinh phí của ông Hoàng được ông Dũng ký phê duyệt  ngày 14/3/2013.
 
Điều 12, Thông tư số 07/2011/TT-BKHCN ngày 27-6-2011 (Thông tư 07) của Bộ KH&CN hướng dẫn quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011–2015 quy định nhiệm vụ của Sở KH&CN là: 

1. Giúp UBND tỉnh, thành phố:

a) Tổ chức xác định danh mục các dự án, cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ đối với các dự án ủy quyền địa phương quản lý.

b) Thành lập hội đồng KH&CN cấp tỉnh, thành phố để xem xét, đánh giá hồ sơ thuyết minh các dự án thuộc Chương trình dự kiến sẽ triển khai ở địa phương.

c) Tổng hợp danh mục các dự án do Trung ương quản lý; mức kinh phí đề nghị hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp KH&CN Trung ương đối với các dự án ủy quyền địa phương quản lý để đề nghị Bộ KH&CN hỗ trợ thực hiện.

2. Chủ trì và phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan thẩm định kinh phí đối ứng của các dự án ủy quyền địa phương quản lý.

3. Cùng với Văn phòng Chương trình ký kết hợp đồng thực hiện dự án với cơ quan chủ trì dự án và chủ nhiệm dự án đối với các dự án do Trung ương quản lý.

4. Ký kết hợp đồng thực hiện dự án với cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án đối với các dự án ủy quyền địa phương quản lý.

5. Định kỳ 6 tháng, 1 năm chủ trì hoặc phối hợp với Văn phòng Chương trình và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ KH&CN kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các dự án thuộc Chương trình; đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ KH&CN xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các dự án thuộc Chương trình.

6. Định kỳ hàng năm trên cơ sở đánh giá tình hình và kết quả dự án của cơ quan chủ trì xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện của các dự án ủy quyền địa phương quản lý và xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện của các dự án do Trung ương quản lý nếu được Bộ KH&CN yêu cầu; tổng hợp dự toán, quyết toán kinh phí của các dự án ủy quyền địa phương quản lý trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định; đề xuất với UBND tỉnh, thành phố việc điều chỉnh mục tiêu, nội dung, kinh phí của các dự án ủy quyền địa phương quản lý khi cần thiết.

7. Đôn đốc và hướng dẫn xây dựng báo cáo hàng năm và báo cáo giữa kỳ, báo cáo tổng kết kết quả thực hiện các dự án.

8. Thành lập hội đồng KH&CN cấp tỉnh, thành phố đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện đối với các dự án do Trung ương quản lý và các dự án ủy quyền địa phương quản lý.

9. Chủ trì và phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan tổ chức đánh giá giá trị tài sản còn lại sau khi dự án kết thúc, trình UBND tỉnh, thành phố để quyết định phương án xử lý tài sản của các dự án ủy quyền địa phương quản lý.

10. Thanh lý hợp đồng đối với các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý và phối hợp với Văn phòng Chương trình làm thủ tục thanh lý hợp đồng đối với dự án do Trung ương quản lý.

11. Đề xuất với UBND tỉnh, thành phố để kiến nghị Bộ KH&CN khen thưởng đối với các tổ chức và cá nhân có thành tích nổi bật trong quá trình thực hiện dự án và đề xuất các biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm quy định về tổ chức, quản lý dự án.

12. Lưu giữ hồ sơ, tài liệu của các dự án theo quy định.

13. Giúp UBND tỉnh, thành phố xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện các dự án trên địa bàn theo quy định và báo cáo tổng hợp hàng năm gửi Bộ KH&CN.

14. Phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan xây dựng các cơ chế để hỗ trợ duy trì, phát triển, kế hoạch nhân rộng kết quả và tổ chức thực hiện nhân rộng kết quả các dự án vào sản xuất trình UBND tỉnh, thành phố ban hành.

15. Tổ chức sơ kết và tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của các dự án thuộc Chương trình được triển khai trên địa bàn của địa phương.
 
Ông Dũng và ông Hoàng ký họp đồng thực hiện dự án ngày 12/3/2013.
 
Tuy nhiên, với cương vị là Giám đốc Sở KH&CN  tỉnh Bạc Liêu, ông Huỳnh Minh Hoàng đã có những việc làm trái với quy định của Nhà nước, “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Cụ thể, ngày 12/3/2013, ông Huỳnh Minh Hoàng đã chỉ đạo ông Huỳnh Hùng Dũng, Phó giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bạc Liêu (đại diện Bên A), ký với ông Huỳnh Minh Hoàng, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bạc Liêu (đại diện Bên B) hợp đồng thực hiện dự án thuộc chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015”, tổng giá trị của hợp đồng là 2,2 tỷ đồng (làm tròn số).    

Sau đó, ngày 15/3/2013, ông Huỳnh Hùng Dũng, Phó giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bạc Liêu ký Quyết định số 03, phân công ông Huỳnh Minh Hoàng, Giám đốc Sở KH&CN làm chủ nhiệm dự án nêu trên. Không dừng lại ở đó, ông Huỳnh Minh Hoàng còn chỉ đạo cấp phó của mình ký tờ xin cấp kinh phí thực hiện dự án. Trong khi đó, 9 tháng sau, ngày 31/12/2013, cơ quan chủ trì dự án là Công ty TNHH Phát triển công nghệ sinh học và dịch vụ khoa học kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu mới có đề nghị Sở KH&CN tỉnh Bạc Liêu cho phép không thực hiện dự án. 

Theo quy định của Nhà nước, Sở KH&CN là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Bạc Liêu, có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý thực hiện dự án, ký hợp đồng với cơ quan chủ trì dự án, chủ nhiệm dự án nêu trên, nhưng ông Huỳnh Minh Hoàng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn tự thay đổi chủ nhiệm dự án; chỉ đạo cấp phó ký hợp đồng và ra quyết định phân công mình làm chủ nhiệm dự án là trái với quy định tại Thông tư 07, có dấu hiệu vi phạm Điều 281, Bộ luật Hình sự. 

Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin.

“Điều 281. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:

A) Có tổ chức;

B) Phạm tội nhiều lần;

C) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng”.
Nhóm PV điều tra (ghi)
 
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top