Liên quan đến dự án khu du lịch sinh thái tại hai xã Nghi Yên, Nghi Hưng (Nghi Lộc - Nghệ An) trong 10 năm qua không triển khai được hạng mục nào mà chỉ xúc đất để bán nhưng ngành chức năng chưa xử lý dứt điểm, người dân đang đặt nhiều câu hỏi nghi vấn.
>> Nghệ An: Lập dự án sinh thái để... xúc đất bán?
Dư luận bức xúc tại sao dự án đã được phê duyệt hơn 10 năm nhưng chưa triển khai hạng mục nào mà vẫn được tồn tại.
Lợi ích nhóm?
Công văn số 2049/UBND-ĐT ngày 5/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc kiểm tra xác minh sự việc do ông Lê Đức Cường, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Nghệ An ký, nêu rõ: Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam chủ trì, phối hợp với UBND huyện Nghi Lộc và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, xác minh làm rõ sự việc. Báo cáo kết quả kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý trước ngày 15/04/2016 và trả lời Báo Kinh tế nông thôn.
Trả lời Công văn của UBND tỉnh Nghệ An, ngày 15/4/2016, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam có Công văn số 353/KKT - QHXD do ông Phan Xuân Hóa, Phó trưởng ban ký, nêu rõ: Việc thi công đào san gạt mặt bằng không đúng quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt, cũng như việc để cho Công ty CP Đầu tư và xây dựng tổng hợp miền Trung tiếp nhận khối lượng đất dư thừa không phải của hai mục đường giao thông đi quanh hồ và khu điều hành theo chủ trương đã được UBND tỉnh cho chủ trương tại Công văn số 9162/UBND-TN ngày 15/12/2015 như nêu trên là vi phạm các quy định hiện hành về quy hoạch xây dựng và bảo vệ khoáng sản. Vì vậy, Ban kiến nghị UBND tỉnh cần có biện pháp cần thiết để xử phạt theo quy định.
Thế nhưng, ngày 12/5/2016, trong buổi làm việc với phóng viên, ông Phan Xuân Hóa, Phó trưởng ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, lại cho biết: “Trong văn bản gửi UBND tỉnh, tôi đã kiến nghị thu hồi dự án, nhưng nghĩ lại tôi đã xóa và bảo anh em viết lại, nghe nói ông Hoàng Xuân Liên là anh trai một đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh. Đất thuộc sự quản lý của Khu kinh tế Đông Nam nhưng lại phải đi mua của người khác, bây giờ đang chờ chỉ đạo của UBND tỉnh”.
Cũng theo ông Hóa: “Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam chỉ quản lý quy hoạch, chứ khoáng sản lại thuộc về cơ quan khác, họ cấp chứ có qua chúng tôi đâu, hôm qua họp UBND tôi cũng đã có ý kiến về việc này”.
Ông Hóa cho biết thêm: “Về nguyên tắc là tỉnh phải trả lời bài báo và có văn bản gửi chúng tôi, Ban sẽ kiến nghị thu hồi dự án”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại hiện trường có hai mũi thi nhau lấy đất để bán ra ngoài, hai đơn vị thuộc hai công ty sử dụng nhiều loại xe công suất lớn để chở đất, ào ạt phá nát mỏ đất truông Riềng. Môi trường cảnh quan ở khu vực này bị đảo lộn, đường sá bị băm nát, khói bụi mù mịt.
Xe cỡ lớn đưa đất ra khỏi hiện trường của dự án.
Có sự dung túng!?
Quyết định 5253 do ông Nguyễn Đình Chi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký từ tháng 11/2008 và có hiệu lực ngay sau đó. Kể từ khi Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam cho thuê đất thì mấy năm liên tục (2012, 2013, 2014), không hề có văn bản nào hướng dẫn, chỉ đạo cho dự án này.
Năm 2015, nhiều quyết định kiểu “xin - cho” của chính quyền tỉnh Nghệ An được ban hành. Ngày 1/7/2015, UBND tỉnh Nghệ An có Công văn số 4422/UBND-ĐT về việc sử dụng đất dôi dư để san lấp mặt bằng, thu hút đầu tư tại Khu công nghiệp Nam Cấm do ông Lê Ngọc Hoa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký. Trong văn bản này nêu rõ là xét đề nghị của Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng hạ tầng NghệAn tại Tờ trình số 68/TTr-Cty.KHKTKD ngày 22/6/2015 về việc xin khai thác đất san lấp dự án để phục vụ san lấp mặt bằng hạ tầng Khu công nghiệp Nam Cấm... Ngay sau đó, UBND tỉnh Nghệ An đồng ý với đề nghị của công ty.
Ngày 9/7/2015, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 2922/QĐ-UBND về việc phê duyệt giá trị tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do ông Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh ký, với giá tiền được tính là 15.000 đồng/m3, tổng số tiền phải nộp là 301.582.000 đồng. Ngày 27/7/2015, Chi cục Thuế TP.Vinh có thông báo nộp tiền gửi Công ty CP Du lịch sinh thái Nghệ An có địa chỉ số 108, đường Hà Huy Tập, TP.Vinh; chỉ sau một ngày, ngày 28/7/2015, Công ty CP Du lịch sinh thái Nghệ An đã có giấy nộp tiền tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Điều này chứng tỏ họ rất vội vàng, ráo riết đưa đất “dôi dư” ra khỏi khu vực dự án.
Một dự án gần 10 năm chưa triển khai một hạng mục nào, chỉ xúc đất bán ra ngoài nhưng vẫn chưa bị xử lý. Phải chăng có sự bao che, dung túng cho sai phạm? Thiết nghĩ, để lành mạnh hóa môi trường đầu tư, UBND tỉnh Nghệ An cần loại bỏ các nhà đầu tư không đủ năng lực, những dự án “treo” để đón các nhà đầu tư mới, dự án mới.
Nhóm PV Nghệ An
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.