Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 25 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 4 năm 2016 | 10:20

Tiếp bài “Nghệ An: Lập dự án sinh thái để... xúc đất bán?”: Tít mù rồi lại vòng quanh

Báo Kinh tế nông thôn đã có bài phản ánh việc một khu du lịch sinh thái ở hai xã Nghi Hưng, Nghi Yên (Nghi Lộc - Nghệ An) được lập cách đây 10 năm nhưng gần như chưa triển khai hạng mục gì, lại có dấu hiệu xúc đất mang đi bán. Cơ quan cấp phép đã liên tục có những văn bản, quyết định nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng rốt cuộc dự án vẫn chỉ là... “cái bánh vẽ”.

>> Nghệ An: Lập dự án sinh thái để... xúc đất bán?

>> Giấy phép hết hạn vẫn... khai thác

Trong khu du lịch sinh thái chỉ thấy các xe tải ra vào lấy đất đem bán.

Địa chỉ không có thực...

Quyết định 5253 do ông Nguyễn Đình Chi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký từ tháng 11/2008 và có hiệu lực ngay sau đó nhưng mãi đến ngày 21/12/2011, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam do ông Phan Xuân Hóa, Phó trưởng ban mới ký Quyết định số 301/QĐ-KKT về việc cho thuê đất thực hiện dự án: Khu du lịch sinh thái Nghi Yên - Nghi Lộc. Như vậy, trong khoảng thời gian 3 năm từ 2008 đến 2011, kể từ sau khi UBND tỉnh Nghệ An ký quyết định phê duyệt và sau 4 năm kể từ Quyết định 4741/QĐ-UBND.ĐT về việc lựa chọn địa điểm quy hoạch xây dựng thì Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam mới có quyết định chính thức về việc thuê đất cho nhà đầu tư.

Ngày 10/3/2016, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn tìm đến địa chỉ tại số nhà 108, đường Hà Huy Tập, TP.Vinh, nơi Công ty cổ phần Du lịch sinh thái Nghệ An đóng nhưng đây lại là quán càphê. Khi được hỏi về công ty có địa chỉ ở đây thì một người dân khẳng định: “Đây là nhà dân ở, chẳng có công ty nào cả”. Đúng như dự đoán, chúng tôi đã tìm nhiều cách để liên hệ với Công ty cổ phần Du lịch sinh thái Nghệ An nhưng không được, bởi nhiều quyết định, kể cả những quyết định mới tinh của tỉnh Nghệ An cũng đều ghi địa chỉ là 108, đường Hà Huy Tập.

Giấy phép xây dựng do Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam cấp cho Công ty CP Du lịch sinh thái Nghệ An, địa chỉ số nhà 14, ngõ 37, đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Hà Huy Tập, TP.Vinh.

Tìm trong đống giấy tờ được lưu giữ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi Lộc từ năm 2007 đến nay, chúng tôi thấy trong giấy phép xây dựng do Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam cấp có ­ghi địa chỉ khác của Công ty CP Du lịch sinh thái Nghệ An, ở số nhà 14, ngõ 37, đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Hà Huy Tập, TP.Vinh. Phóng viên tìm đến địa chỉ nói trên trong một ngõ nhỏ, không thấy biển của công ty như quy định của Chi cục Thuế, không có biển hiệu giao dịch. Tiếp chúng tôi là ông bà đã cao tuổi, hỏi ra mới biết đó là ông Hoàng Xuân Liên, Tổng giám đốc Công ty CP Du lịch sinh thái Nghệ An. Ông  Liên sinh ngày 15/6/1945 , hiện đang đầu tư dự án sinh thái tại huyện Nghi Lộc với quy mô dự án lên đến 15.000 lượt khách đến tham quan mỗi năm. Ông Liên cho biết: “Họ làm chậm mất của tôi, chứ cho tôi bán đất “dôi dư” thì được rồi, bây giờ tôi bán đất với giá 9.000 đồng/m3 cho công ty hạ tầng đô thị, nếu không cho bán đất thì lấy đâu ra tiền mà trả tiền thuê đất, tiền bảo hành đường, tiền ký quỹ môi trường với tổng số tiền hơn 800 triệu đồng...”.

Số nhà 14, ngõ 37, đường Hải Thượng Lãn Ông nằm trong một ngõ nhỏ, không thấy biển của công ty như quy định của Chi cục Thuế, không có biển hiệu giao dịch...

... Và cơ chế nhiệm kỳ

Trở lại câu chuyện dự án du lịch sinh thái của Công ty CP Du lịch sinh thái Nghệ An, tại buổi làm việc với UBND huyện Nghi Lộc ngày 13/3/2016, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc, cho biết, ông Liên là anh trai ông Hoàng Xuân Lương (xin cung cấp thêm rằng tại thời điểm năm 2008, ông  Lương là Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An). Ngay sau đó, phóng viên nối máy với ông  Lương, ông Lương thừa nhận ông  Liên là anh trai mình. “Các anh cứ làm việc thôi, tất cả đều phải thực thi pháp luật, ai làm sai người ấy chịu...”, ông Lương khẳng định.

Một dự án có quyết định phê duyệt từ năm 2008 đến nay nhưng chỉ triển khai một hạng mục duy nhất là đào đất để bán với giá 9.000 đồng/m3, hàng ngày có hàng chục đoàn xe  kéo vào khu vực Truông Riềng cày xới khu đất này. Hai xã Nghi Hưng, Nghi Yên đang oằn mình gánh nhiều loại xe, con đường ngập ngụa trong bùn lầy khi mưa xuống, mù mịt khói bụi khi nắng lên, đời sống nhân dân đang đảo lộn... Người dân nghi ngờ, dự án có khả thi nếu ở đây hết đất “dôi dư” để bán, liệu dự án có hoạt động tiếp hay khi hết đất thì tuyên bố phá sản như cách làm của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư? Câu chuyện lập dự án khai thác đất để bán cứ “tít mù rồi lại vòng quanh” như thế, không biết bao giờ mới có hồi kết?

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin diễn biến vụ việc đến bạn đọc.

Tuấn Thăng Lam

 
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

  • Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bộ NN-PTNT đã đề nghị Chủ tịch UBND 6 tỉnh: Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, An Giang tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, chấm dứt việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật được cho có nguồn gốc từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua biên giới với Campuchia.

  • Huyện Cư Kuin: Sầu riêng non bị kẻ gian cắt phá

    Huyện Cư Kuin: Sầu riêng non bị kẻ gian cắt phá

    Lãnh đạo UBND xã Ea Hu (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ việc kẻ gian cắt phá hàng loạt trái sầu riêng non của người dân.

Top