Trong khi tài nguyên đất đang thật sự cần thiết cho các dự án lớn ở Nghệ An thì một dự án được quy hoạch gần 10 năm nay, nằm trong khu vực mỏ đất Truông Riềng, lại xin chuyển đổi mục đích xây dựng và bán đất vô tội vạ. Môi trường trong khu vực đang bị đe dọa, đời sống nhân dân bị đảo lộn.
>> Nghệ An: Lập dự án sinh thái để... xúc đất bán?
Xe cỡ lớn đưa đất ra khỏi hiện trường của dự án.
Dự án Khu du lịch sinh thái thực hiện tại hai xã Nghi Yên và Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), do Công ty CP Du lịch sinh thái Nghệ An làm chủ đầu tư, đã qua gần 10 năm nhưng 13 hạng mục của dự án chưa triển khai bất cứ hạng mục nào mà chỉ xúc đất để bán ra ngoài. Dư luận đang nóng lên khi UBND tỉnh Nghệ An có văn bản yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, UBND huyện Nghi Lộc và các đơn vị liên quan vào cuộc, kiểm tra dự án. Điều đáng nói là, tại sao sau khá nhiều năm, một dự án lớn, được cấp với diện tích hàng chục hecta, vẫn chỉ làm một hạng mục là xúc đất bán với lý do hạ mặt bằng?
Ngày 15/4/2016, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An theo chỉ đạo của tỉnh này bằng Công văn số 353/KKT - QHXD cũng ghi rõ: “Việc thi công đào san gạt mặt bằng không đúng quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt, cũng như việc để cho Công ty CP Đầu tư và Xây dựng tổng hợp miền Trung tiếp nhận khối lượng đất dư thừa không phải từ của hai mục đường giao thông đi quanh hồ và khu điều hành theo chủ trương đã được UBND tỉnh cho chủ trương tại Công văn số 9162/UBND-TN ngày 15/12/2015 như nêu trên là vi phạm các quy định hiện hành về quy hoạch xây dựng và bảo vệ khoáng sản. Vì vậy, Ban kiến nghị UBND tỉnh cần có biện pháp cần thiết để xử phạt theo quy định”.
Như vậy là đã rõ, việc thi công đào hố, san gạt để trồng cây lim không phải là hai hạng mục mà Công ty CP Du lịch sinh thái Nghệ An đang thi công, khối lượng đất bán ra được khai thác một cách triệt để trong mỏ đất Truông Riềng, không phải đất từ hai hạng mục nói trên như quy hoạch cho phép của UBND tỉnh Nghệ An. Rõ ràng, Công ty CP Du lịch sinh thái Nghệ An đang làm trái các quy định, thủ tục của nhà nước và vi phạm các quy định hiện hành về quy hoạch xây dựng và bảo vệ khoáng sản...
Trước đó, phóng viên có buổi làm việc với ông Võ Duy Việt, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, ông Việt cũng trăn trở, liệu rồi dự án có thành công, bây giờ đã hết hạn giấy phép xây dựng thì cần kiểm tra lại.
Ngày 25/4, phóng viên liên hệ làm việc với các cơ quan chức năng liên quan đến dự án du lịch sinh thái như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT (đơn vị tham mưu cấp phép), Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam.
Ông Võ Duy Việt, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, cho rằng: Căn cứ theo công văn của Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam thì Công ty CP Du lịch sinh thái Nghệ An đã vi phạm pháp luật, việc cho lấy đất dôi dư ở điểm A nhưng thực chất là lấy ở điểm B của quy hoạch là không được. Ông Trần Văn Toản, Trưởng phòng Khoáng sản của Sở cũng bức xúc: “Phải tham mưu để thu hồi dự án, họ không triển khai đúng quy hoạch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng thể môi trường, dự án lại được phê duyệt gần 10 năm, trước hết phải dừng ngay việc đưa đất ra khỏi dự án”.
Ông Võ Văn Hải, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, cho rằng: Tài nguyên của đất nước lại chảy vào túi cá nhân là sai trái. Chúng tôi đã có văn bản kiểm tra, bây giờ chỉ chờ chỉ đạo của tỉnh”.
Một dự án có quy hoạch với hàng chục hecta để làm du lịch sinh thái nhưng thực chất là để xúc đất bán, 13 hạng mục trong dự án theo quy hoạch của chủ đầu tư chưa được thực hiện. Đề nghị UBND tỉnh Nghệ An xem xét, xử lý đúng bản chất của dự án để đời sống của nhân dân, tài nguyên của đất nước được đảm bảo, cương quyết không để “lập lờ đánh lận con đen” như cách làm mà Công ty CP Du lịch Nghệ An đang thực hiện.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Nhóm PVNA
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.