Sau khi có loạt bài phản ánh tình trạng chặn sông Hồng đoạn thuộc địa phận xã Mạn Lạn (Thanh Ba - Phú Thọ), chính quyền sở tại đã vào cuộc xử lý vụ việc nhưng theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”.
>> Phú Thọ: Ngang nhiên chặn… sông Hồng
Hiện trường tuyến đê sai phạm chưa được xử lý dứt điểm.
Trên bảo dưới không nghe
Ngay sau khi Báo Kinh tế nông thôn có loạt bài phản ánh tình trạng đắp cả tuyến đê dài 90m, rộng 8m và cao 6m chặn dòng chảy sông Hồng đoạn thuộc địa phận xã Mạn Lạn, UBND huyện Thanh Ba đã ban hành Lệnh khẩn số 01/LKC-BCH ngày 7/7/2015 chỉ rõ việc: “Ông Giang đắp bờ ngang sang bãi nổi sông Hồng tại Km36+500 đê tả thao thuộc địa phận xã Mạn Lạn, huyện Thanh Ba gây cản trở dòng chảy của sông Hồng đã vi phạm Luật Đê điều và Luật Phòng chống thiên tai năm 2013”.
Đồng thời yêu cầu: “Để kịp thời đảm bảo tiêu thoát lũ trên sông Hồng trong mùa mưa bão 2015, UBND huyện Thanh Ba yêu cầu UBND xã Mạn Lạn chỉ đạo ông Giang ngừng ngay mọi hoạt động đắp bờ ngang bãi nổi sông Hồng tại Km 36+500 đê tả thao và di chuyển đất đá trả lại nguyên hiện trạng ban đầu cho lòng sông. Giao UBND xã Mạn Lạn thực hiện ngay lệnh khẩn cấp này và báo cáo kết quả về Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện trước ngày 10/07/2015”.
Tiếp đó, ngày 14/7/2015, Đoàn thanh tra liên ngành của huyện cũng “thị sát” hiện trường và có biên bản yêu cầu phá dỡ đoạn sông sai phạm này trước ngày 18/7/2015.
Tuy nhiên, nửa tháng trôi qua, UBND xã Mạn Lạn vẫn chưa màng đến “lệnh” của cấp trên. Tuyến đê mới được khơi thông đoạn giữa dòng chảy, còn hai đầu bờ khoảng 3-4m vẫn trong tình trạng nham nhở...
Bao giờ xử lý?
Trao đổi với chúng tôi về quá trình khắc phục và xử lý sai phạm, ông Hà Anh Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Ba, cho biết: “Hiện nay, việc khắc phục sự cố cơ bản đã xong, còn xử lý như thế nào thì phải xin ý kiến lãnh đạo UBND huyện và phải có quy trình, khi nào có kết luận chúng tôi sẽ thông báo”.
Khi được hỏi về trách nhiệm của đơn vị liên quan đến sai phạm này, ông Tuấn trả lời: “Toàn bộ tuyến đê này chúng tôi giao cho cấp xã quản lý, trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương. Sau khi tiếp nhận thông tin của người dân, chúng tôi đã ra hiện trường lập biên bản, báo cáo cấp trên và có biên bản yêu cầu tháo dỡ”, ông Tuấn nói.
Lệnh khẩn của Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Thanh Ba.
Tiếp tục liên hệ Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ để làm rõ vấn đề sai phạm ở huyện Thanh Ba, chúng tôi được ông Nguyễn Hùng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục đê điều và Phòng chống lụt bão Phú Thọ, cho hay: Đoạn đê này đã ảnh hưởng đến dòng chảy, đặc biệt khi mùa mưa lũ đến, gây ảnh hưởng đến vấn đề an toàn đê điều cũng như cuộc sống của người dân.
“Về mặt quản lý nhà nước, khi phát hiện, tổ công tác của chi cục đã đến hiện trường lập biên bản, thông báo trực tiếp qua điện thoại cho cấp huyện vì đây là trường hợp cấp bách. Đây là tuyến đê giao cho địa phương quản lý”, ông Sơn nói.
Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan sai phạm sẽ được xử lý như thế nào, Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.
Nhất Nam
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.