Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 10 năm 2015 | 10:57

Tiếp bài “Quyết định của UBND TX. Sông Cầu chưa thấu tình đạt lý”: Đối thoại giữa chân lý và sự bảo thủ

Ngày 22/10/2015, Phó chánh thanh tra tỉnh Phú Yên Nguyễn Quốc Khánh cùng 5 thành viên trong đoàn có cuộc đối thoại với 6 hộ dân phường Xuân Yên (TX. Sông Cầu). Cuộc đối thoại là cuộc đấu lý, giữa chân lý và sự bảo thủ.

>> Quyết định của UBND TX. Sông Cầu (Phú Yên): Chưa thấu tình, đạt lý!

Công an có mặt ở vòng trong, vòng ngoài nơi diễn ra cuộc đối thoại.

Từ “ván bài lật ngửa”...

So với mọi cuộc đối thoại trước đây tại trụ sở tiếp dân, cuộc đối thoại lần này, thanh tra tỉnh chủ trì rất khác thường, phòng họp kín mít, công an vòng trong, vòng ngoài. Có lẽ thanh tra tỉnh và UBND TX. Sông Cầu cố tạo ra một uy thế quyền lực trước 6 hộ dân?! “Dù gì, chúng tôi vẫn tin vào chân lý”, 6 hộ dân vào cuộc đối thoại với niềm tin ấy.

Vẫn chiêu bài cũ, ông Phạm Đức Nguyên, đại diện cho đoàn thanh tra tỉnh, đọc bản báo cáo dài, trích dẫn các điều khoản để đi đến khẳng định: Quyết định cưỡng chế ngày 8/4/2015 của UBND TX.Sông Cầu là đúng.

Rất tiếc là, trong cuộc đối thoại, thanh tra tỉnh không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào về đất của 6 hộ dân là đất của HTX. Trong các báo cáo trước đây gửi UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh đều khẳng định, đất của 6 hộ dân đã vào HTX bằng lời nói của ông Bùi Bảy, người có 16 năm làm Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp thị trấn Sông Cầu 2. Vì thế, buổi đối thoại hôm nay, ông Bùi Bảy được mời với tư cách một nhân chứng.

Không ngờ, ông Bùi Bảy đã đứng lên xin phát biểu, với giọng nói đầy xúc động: “Tôi năm nay 80 tuổi, cho tôi được nói sự thật để lòng mình được thanh thản: Phần đất của 6 hộ dân đang ở không liên quan gì đến HTX, là đất của cha mẹ họ chia ra, để lại (bản di chúc đã được các cấp chính quyền địa phương xác nhận năm 1998 - PV). Trên dưới 30 năm, họ đã đầu tư biết bao công sức và tiền của vào miếng đất sâu, mặn này, cho nên, họ phải được đền bù”, ông Bùi Bảy nói.

Lời kết của ông Bùi Bảy như một chân lý được khẳng định: Đất của 6 hộ dân đang ở là đất ổn định, nên họ được hưởng quyền sử dụng đất. Giả sử, đất của họ là đất công hay đất HTX thì theo Điều 50 Luật Đất đai 2003 và Điều 3 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, họ ở liên tục và không hề bị tranh chấp đều được xác nhận quyền sử dụng đất. Hay như Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Điều 8, khoản 9, ghi rõ: Trường hợp đất đã có quyết định thu hồi, nhưng trên thực tế, nhà nước chưa sử dụng, người dân vẫn ở liên tục đều được xác nhận quyền sử dụng đất.

Ông Bùi Bảy (trái) và tác giả sau cuộc đối thoại.

... Đến ngược thời gian

Nguồn gốc đất của 6 hộ dân là như vậy, song trong năm 2004, UBND TX.Sông Cầu thông báo, đất của họ nằm trong dự án Khu du lịch sinh thái Long Bắc Hải. Không một quyết định thu hồi, không biên bản đền bù, 6 hộ dân này liên tục khiếu nại lên các cấp chính quyền. Qua nhiều lần đối thoại, UBND TX.Sông Cầu có tờ trình UBND tỉnh, đất của 6 hộ dân đang ở là đất HTX và đã giao cho UBND phường Xuân Yên quản lý. Năm 2007, UBND tỉnh ra quyết định công nhận tờ trình của UBND TX.Sông Cầu, bác đơn khiếu nại của 6 hộ dân. Từ đó, 6 hộ dân liên tục khiếu nại lên các cấp, được Văn phòng Chính phủ gửi hồ sơ về UBND tỉnh (3/2015) đề nghị xem xét giải quyết theo thẩm quyền. Trong khoảng thời gian ấy, 6 hộ dân vẫn mở quán kinh doanh bình thường bởi dự án khu du lịch không có khả năng thực hiện.

Hậu quả quyết định ngày 8/4/2015 của UBND TX.Sông Cầu là nguyên nhân của các vấn đề bảo thủ, cố chấp nói trên. Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó chánh thanh tra tỉnh cũng như chính quyền TX.Sông Cầu đều cho rằng: Quyết định năm 2007 đã có hiệu lực sau 30 ngày, đất của 6 hộ dân do UBND phường Xuân Yên quản lý (theo dự án bán đất của Khu du lịch Long Hải Bắc). Xin được nói rõ, dự án nâng cấp, mở rộng QL1, 6 hộ dân bị xâm hại vào 10m (hơn 700m2) là một tình tiết mới, không liên quan đến dự án bán đất nên phải được công khai đền bù theo đúng quy định.

Trên thực tế, liên quan đến khu đất này, hai văn bản cấp tỉnh và cấp thị xã đã có sự “đá” nhau: Văn bản ngày 7/11/2014 của UBND tỉnh có đoạn: Sau khi giao đất (1.000m2) cho công ty lương thực xây dựng kho, phần diện tích còn lại hạn hẹp, lại nhiễm mặn nên HTX thị trấn Sông Cầu 2 không tiến hành sản xuất và cũng không giao khoán cho xã viên nào khác. Thấy đất bỏ hoang, nhất là sau khi công ty lương thực giải thể năm 1992, 6 hộ dân đã đến phần đất này tự ý lấn chiếm xây dựng nhà ở cho đến nay. Còn quyết định cưỡng chế ngày 8/4/2015 của UBND TX.Sông Cầu lại nêu lý do 6 hộ dân tự ý đến lấn chiếm đất HTX để xây dựng nhà cửa, quán trại để kinh doanh từ năm 1985. Thực tế, khu đất này kéo dài từ quán cơm Thanh Đạm cũ (phía Bắc) tới lô đất “được gọi” là của công ty lương thực (phía Nam) gần 200m là đất của ông bà, cha mẹ họ khai hoang để lại trước năm 1975. 1.000m2 nằm trong phần đất phía Nam của dòng tộc Trần, lúc ấy giao cho công ty lương thực là một sự áp đặt chứ ông Trần Minh Giám không đồng ý. Hiện nay, lô đất “được gọi” là của công ty lương thực vẫn còn nguyên, không chỉ 1.000m2, mà có tới 3.000m2, do 6 hộ trồng cây chắn gió, cát. Như vậy, theo Luật Đất đai 2003 và các nghị định hướng dẫn thi hành luật nói trên, phần đất phía Nam này họ được hưởng quyền sử dụng.

Hy vọng UBND tỉnh Phú Yên sẽ xem xét vụ việc của 6 hộ dân một cách cụ thể, rõ ràng để đảm bảo công bằng cho người dân.

Phi Công

 
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top