Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 18 tháng 3 năm 2017 | 11:20

Tiếp bài “Trạm trộn bê tông lấy tấm biển “cấm xâm phạm” làm bức bình phong?”: “Né” báo chí!

Báo Kinh tế nông thôn số có bài: “Trạm trộn bê tông lấy tấm biển “cấm xâm phạm” làm bức bình phong?”, phản ánh tình trạng hàng loạt bến bãi tập kết vật liệu xây dựng và trạm trộn bê tông hoạt động công khai đằng sau những tấm biển “Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh - cấm xâm phạm” tại tuyến đê sông Hồng, đoạn qua địa phận phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội).

Thế nhưng, việc thông tin chậm trễ của cơ quan chức năng quận Bắc Từ Liêm cho báo chí thể hiện sự né tránh, bao che cho sai phạm!?

>> Trạm trộn bê tông lấy tấm biển “cấm xâm phạm” làm bức bình phong?

Sau tấm biển “Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh - Cấm xâm phạm” là bến bãi tập kết vật liệu xây dựng và trạm trộn bê tông.

Buông lỏng quản lý

Theo phản ánh của người dân sinh sống ven đê sông Hồng, phường Liên Mạc,  trạm trộn bê tông của Công ty Việt Trung, Công Thanh, Việt Nga và trạm trộn Chèm đã mở bến bãi bốc xếp vật liệu xây dựng từ nhiều năm nay. Mặc dù chưa hoàn thiện các thủ tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng các công ty này vẫn vận hành “chui” trạm trộn bê tông.

Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Ngà, Chủ tịch UBND phường Liên Mạc. Ông Ngà cho rằng: “Hiện, trên địa bàn phường có bốn trạm trộn bê tông đang hoạt động. Đây là những tồn tại đã có từ lâu nên tôi cũng không biết là có đủ điều kiện hoạt động hay không, chỉ biết trước đây đất này là đất nông nghiệp, được thành phố cho các đơn vị này thuê lại. Lãnh đạo phường cũng đã thành lập đội thanh tra đi kiểm tra nhưng chỉ kiểm tra về môi trường”.

Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị ông Ngà cung cấp các hồ sơ liên quan tới 4 trạm trộn trên thì ông này “né tránh” và lấy lý do, “hôm nay cậu quản lý hồ sơ lại không có đây”.

Điều đáng chú ý, từ khi bài “Trạm trộn bê tông lấy tấm biển “cấm xâm phạm” làm bức bình phong?” được đăng tải, phóng viên đã nhận được nhiều cuộc điện thoại của một người phụ nữ giới thiệu tên là Lý (09625299xx), giám đốc trạm trộn bê tông ở phường Liên Mạc, gọi đến điện thoại cá nhân với những lời lẽ xúc phạm, “đe dọa”.

Hàng ngày, xe tải, xe trộn bê tông gây bụi bay mù mịt, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, vi phạm Luật Đê điều.

Bao che cho hàng loạt sai phạm?

Để rộng đường dư luận, phóng viên đã liên hệ làm việc với UBND quận Bắc Từ Liêm nhưng mấy tuần trôi qua, dường như lãnh đạo quận đang “né” báo chí. Phóng viên nhiều lần liên hệ qua điện thoại tới ông Nguyễn Văn Sỹ, Chánh văn phòng UBND quận Bắc Từ Liêm nhưng ông này luôn đưa ra lý do bị ốm, không đi làm.

Điều này không chỉ gây bất lợi cho báo chí, khiến người dân không được cung cấp thông tin kịp thời mà còn gây bất lợi cho điều hành hoạt động của chính cơ quan đó. Bởi khi cung cấp thông tin chậm trễ là đã “nhường sân” cho những thông tin thiếu thiện chí, thông tin ngoài luồng thiếu chính xác và những đồn đoán bất lợi.

Điều đáng nói là, chỉ trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm nhưng báo Kinh tế nông thôn đã nhận được không ít phản ánh về tình trạng hàng chục trạm trộn bê tông được dựng lên không phép.

Vấn đề được dư luận đặt ra là, vì sao các trạm trộn bê tông không có giấy phép này vẫn ngang nhiên tồn tại năm này qua năm khác, mặc cho nhiều lần các ban, ngành liên quan của TP.Hà Nội thanh tra, kết luận sai phạm?

Từ những vấn đề bất thường nêu trên, dư luận có quyền đặt nghi vấn: phải chăng UBND quận Bắc Từ Liêm chính là “bức bình phong” giúp cho hàng loạt trạm trộn bê tông trên địa bàn hoạt động trái phép?

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Hữu Thắng

 

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top