Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 17 tháng 5 năm 2020 | 13:3

Tin miền Trung: Người chăn nuôi lợn gặp khó khi tái đàn sau dịch

Nguồn giống khan hiếm, nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi... là những nguyên nhân khiến việc tái đàn lợn tại nhiều địa phương gặp khó khăn.

Nghệ An: Đàn lợn nái giảm hơn 13.000 con 
 
Theo số liệu của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An, thống kê đến tháng 5/2020, đàn lợn của tỉnh có 901.000 con. Trong đó, đàn lợn nái có 163.973 con (lợn nái do nông hộ nuôi 110.000 con, trong các trang trại 53.725 con). So với thời điểm Nghệ An chưa xảy ra dịch tả lợn châu Phi (đầu năm 2019) thì đàn lợn nái giảm tới 13.023 con, do chủ yếu phải tiêu hủy vì nhiễm dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
 
1.jpg
Đàn lợn nái trên địa bàn Nghệ An thiếu hụt do dịch tả lợn châu Phi từ đầu năm 2019 đến nay. Ảnh: Xuân Hoàng
 
Trong thời gian xảy ra DTLCP, các địa phương có nhiều lợn nái bị tiêu hủy như Nhân Thành, Phúc Thành (Yên Thành); Quỳnh Thanh, Quỳnh Bảng, Quỳnh Mỹ (Quỳnh Lưu); Diễn Quảng, Diễn Vạn, Diễn Kim... (Diễn Châu); Minh Sơn, Quang Sơn (Đô Lương).
 
Việc giá lợn giống hiện ở mức cao, từ 1,4 - 1,7 triệu đồng/con, là một trong những nguyên nhân khiến người chăn nuôi khó có thể tái đàn,  trong khi đó giá lợn thịt hơi trên địa bàn Nghệ An vẫn "neo" ở mức cao, từ 84.000 - 87.000 đồng/kg, lợn siêu nạc từ 2,5 - 3 triệu đồng/con.
 
Theo khảo sát, giá lợn giống hiện tại trên thị trường Nghệ An dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/kg (tùy loại), rẻ nhất là lợn trắng với mức giá 2 - 2,5 triệu đồng/con (khoảng 10 - 15kg), còn các loại lợn như lợn đen, lợn khoang, Móng Cái, lợn trang trại có giá từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/con, đắt gấp 2-3 lần so với trước đây.
 
Không chỉ đắt đỏ mà hiện tại, lợn giống trên thị trường cũng khá khan hiếm. Các công ty lớn, trại lớn có nái hầu hết đều giữ lại con giống để nuôi thành lợn thịt thương phẩm, còn các nông hộ nhỏ lẻ thì hiện nguồn lợn nái hầu hết  bị tiêu hủy do dịch, số lượng còn lại không nhiều và khi bán lợn giống thì thường bán theo đàn chứ không bán nhỏ lẻ.
 
Ông Ngô Đức Quỳnh, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An cho rằng, để khôi phục đàn lợn nái, trước mắt nông hộ có thể sử dụng lợn F1 thương phẩm làm con giống sinh sản.
 
 
Quảng Bình: Nguồn giống hiếm, giá lợn giống cao  
 
Nguồn lợn giống khan hiếm, giá lợn giống quá cao (280.000-300.000 đồng/kg) trong thời gian dài nên người chăn nuôi chưa yên tâm, mạnh dạn đầu tư để tái đàn.
 
 
2.jpg
Trang trại Vũ Trung (Lệ Thủy) nhập giống lợn bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh.
Theo ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp-PTNT, để thực hiện tốt kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng phát triển ổn định đàn lợn, ngành nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo việc tăng đàn tại chỗ ở các cơ sở chăn nuôi tập trung đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học trên cơ sở bảo đảm nguồn con giống tự sản xuất. Hiện tại, Quảng Bình đã ổn định được đàn lợn đực giống 350 con, đàn lợn nái gần 32.000 con, bước đầu đáp ứng nhu cầu cung cấp con giống bảo đảm chất lượng cho việc tái đàn.
 
Đối với những cơ sở chăn nuôi nhập giống bên ngoài, cần phải kiểm soát từ nguồn gốc của người bán giống, tạo con giống bảo đảm an toàn chất lượng phục vụ sản xuất; đồng thời thực hiện kê khai đầy đủ theo quy định của ngành nông nghiệp. Cùng với kiểm soát các hộ chăn nuôi bảo đảm tốt các điều kiện thực hiện tái đàn lợn, ngành nông nghiệp cũng khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ chuyển sang các vật nuôi khác, duy trì sản xuất.
 
Kế hoạch, toàn tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2020 tổng đàn lợn đạt trên 352.000 con, trong đó có gần 314.000 con lợn thịt. Hiện có 2 cơ sở sản xuất con giống lớn là Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh, Công ty TNHH Buntaphan (Quảng Ninh); có 194 trang trại chăn nuôi, trong đó hơn 90 trang trại chăn nuôi lợn và hơn 10 trang trại liên doanh với Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, có áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín bảo đảm vệ sinh môi trường nên không để xảy ra dịch bệnh. Đây là “tín hiệu vui” cho việc tái đàn lợn một cách hiệu quả, hướng tới ổn định sản xuất, chăn nuôi lợn tại các địa phương trong thời gian tới.
 

binh dinh cho vay khong lai suat de tai dan lon hinh 2Hỗ trợ lãi suất ngân hàng sẽ là liều thuốc bổ kích thích người chăn nuôi tái đàn. Ảnh: VOV

 
Hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn lợn
 

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ, trong quá trình tái đàn, tăng đàn lợn để cân đối cung cầu, góp phần giảm giá thịt lợn, nhiều trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, địa phương đang gặp khó khăn về vốn, con giống và điều kiện an toàn sinh học. 

“Việc tăng đàn là hết sức cần thiết nhưng đồng thời phải phát triển bền vững cũng hết sức quan trọng. Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và PTN tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập lợn bố mẹ về thì không những đảm bảo con giống trong chuỗi chăn nuôi khép kín của trang trại đó mà còn đảm bảo chăn nuôi liên kết với các hợp tác xã, các gia trại đã phát triển chăn nuôi trước khi có dịch”, ông Việt nói.

Khắc phục những khó khăn do thiếu con giống trong tái đàn, nhiều địa phương đã ban hành các chính sách hỗ trợ có điều kiện với các gia trại, trang trại về kinh phí để duy trì và tăng đàn nái, đực giống như: Hà Nội bố trí 16 tỷ đồng hỗ trợ con giống, trong đó hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/con lợn nái, Nghệ An hỗ trợ 2 triệu đồng/con lợn nái, hỗ trợ toàn bộ lợn đực giống, Bình Dương hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên...

 

Khuyến khích người chăn nuôi tái đàn, tỉnh Bình Định chủ trương hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho người chăn nuôi. Theo đó, mỗi hộ chăn nuôi từ 3 lợn nái và 1 lợn thịt trở lên sẽ được vay vốn không tính lãi suất.

Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, đầu tháng 6 tới, tỉnh sẽ triển khai gói cho vay không lãi suất cho người chăn nuôi, phấn đấu từ nay đến cuối năm, đàn lợn trên địa bàn tỉnh Bình Định đạt trên 1 triệu con.

“Đây là 1 trong những bài toán khó hiện nay. Cũng chính vì vậy mà UBND tỉnh bàn biện pháp hỗ trợ cho người chăn nuôi tái đàn lại thông qua lãi suất cho người dân được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Coi như đây là hình thức Nhà nước cho mượn tiền và không tính lãi, sau 1 năm người dân trả lại khoản tiền đó cho Nhà nước”, ông Trần Châu cho hay.

Đẩy mạnh tăng đàn, tái đàn lợn khôi phục sản xuất, con giống là yếu tố quyết định. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến, có 3 giải pháp tiến hành đồng bộ: Thứ nhất là từ 109 con giống cụ kỵ, ông bà trong nước hiện đang có thì tăng tỷ lệ chọn lọc để chúng ta có đủ cơ cấu giống. Thứ hai là nhập nguồn tinh về làm “tươi máu” làm mới đàn giống cụ kỵ. Thứ ba là nhập đàn giống bố mẹ sẽ có cơ cấu đàn giống đầy đủ vào những tháng của quý 3 và quý 4 năm nay”.

Việc tái đàn lợn hiện nay tại các địa phương đang là một vấn đề lớn cho ngành nông nghiệp chăn nuôi tại đây, nguyên nhân có nhiều tuy nhiên vấn đề con giống đang có rất cao làm cho ngừi chăn nuôi không thể tái đàn. Mặc dù chính quyền các địa phương đã có nhiều hỗ trợ cho người chăn nuôi, hay chuyển đổi sang chăn nuôi các loại gia cầm khác thay thế thịt lợn.
 
Thay đổi phương thức chăn nuôi trong giai đoạn này là một trong những biện pháp để tìm nguồn thực phẩm thay thế cho thịt lợn, nhưng cũng không thể thay thế hoàn toàn bởi nhu cầu và sở thích trong ăn uống của người Việt thịt lợn vẫn chiếm đa phần trong khẩu phần ăn của mỗi gia đình chúng ta.
 
Việc ảnh hưởng do DTLCP là một trong những nguyên nhân chính giảm sút nguồn cung con giống và thịt thành phẩm ra thị trường bên ngoài, chính vì vậy, để chăn nuôi lâu dài không bị ảnh hưởng do dịch bệnh, việc bảo đảm an toàn cho đàn lợn tránh bị dịch bệnh là một trong những biện pháp để bảo vệ đàn lợn của chúng ta hiện nay.
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP

    Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP

    Nhiều sản phẩm của nông dân miền Trung đạt chuẩn OCOP nhưng lại gặp khó trong tiêu thụ. Đâu là nguyên nhân và giải pháp nào để thúc đẩy kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP?

  • Nông dân Sơn La thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp

    Nông dân Sơn La thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp

    Những năm gần đây, dựa vào tiềm năng đất đai, khí hậu,… nông dân các địa phương ở Sơn La đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng vùng sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, xây dựng thương hiệu cho nông sản… Cùng nhau thi đua sản xuất để làm giàu cho gia đình và quê hương.

  • Thăng trầm cây mía xứ Thanh

    Thăng trầm cây mía xứ Thanh

    Có thời điểm diện tích mía của Thanh Hóa lên tới 32,1 nghìn ha và được xem là cây xóa đói giảm nghèo của nhiều địa phương trong tỉnh. Vì lý do khác nhau mà nhiều hộ dân đã phải chuyển sang cây trồng khác hiệu quả hơn. Đâu là hướng đi cho cây mía xứ Thanh?

Top