Việt Nam đã có 9 loại quả được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu các loại quả này sang Trung Quốc tăng trưởng rất trái chiều nhau.
Theo Bộ Công Thương, số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, cho hay, nhập khẩu thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, chôm chôm và măng cụt của nước này trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 2,6 triệu tấn, trị giá 2,16 tỷ USD, tăng 32,6% về lượng và tăng 45,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Về chuối, trong 8 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu chuối tươi và các loại chuối khác của Trung Quốc đạt 1,3 triệu tấn, trị giá 767 triệu USD, tăng 38,5% về lượng và tăng 38% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Giá nhập khẩu bình quân chuối tươi và các loại chuối khác đạt 579,4 USD/tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu chuối chủ yếu từ Philippines và Ecuador. Hai nước này chiếm 77% tổng lượng nhập khẩu chuối của Trung Quốc.
Việt Nam là thị trường cung cấp chuối tươi và các loại chuối khác cho Trung Quốc với tỷ trọng chiếm tới 15% tổng nhập khẩu. 8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu gần 200.000 tấn chuối từ Việt Nam, trị giá hơn 86 triệu USD, tăng 101,3% về lượng và 76,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
2 loại trái cây khác mà Trung Quốc cũng tăng mạnh nhập khẩu chính ngạch từ Việt Nam là dưa hấu và vải.
8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu 247.445 tấn dưa hấu, tăng 55,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập 208.000 tấn từ Việt Nam, trị giá 37 triệu USD, tăng 33,1% về lượng và 15,9% về giá trị,
Cũng trong thời gian trên, Trung Quốc nhập 66.474 tấn vải, tăng 105%. Trong đó, nhập 65.541 tấn từ Việt Nam, trị giá 29 triệu USD, tăng 108,4% về lượng và 78,4% về giá trị.
Dưa hấu và vải Việt Nam đang chiếm thị phần áp đảo ở Trung Quốc khi chiếm lần lượt 83,91% và 98,6% lượng nhập khẩu của nước này.
Ngược lại, xuất khẩu măng cụt, thanh long và nhãn của Việt Nam sang Trung Quốc qua đường chính ngạch lại giảm.
Với quả măng cụt, nhập khẩu của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm đạt 343 nghìn tấn, trị giá 748 triệu USD, tăng 135% về lượng và tăng 136,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Trung Quốc nhập khẩu măng cụt chủ yếu từ Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Trong đó, lượng măng cụt nhập khẩu từ Thái Lan chiếm tới 94% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc.
Ngày 26/4/2019, Trung Quốc và Việt Nam đã ký Nghị định thư về mở cửa thị trường cho trái măng cụt. Cuối tháng 8/2019, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công bố các báo cáo liên quan đến kiểm dịch măng cụt Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.
Thời gian tới măng cụt Việt Nam sẽ chính thức có mặt tại các siêu thị và cửa hàng tại Trung Quốc. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu măng cụt sang Trung Quốc trong thời gian tới.
Trung Quốc giảm nhập thanh long Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay.
Về trái thanh long, trong 8 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu thanh long của Trung Quốc đạt 298 nghìn tấn, trị giá 248 triệu USD, giảm 16,2% về lượng và giảm 7,5% về trị giá.
Trung Quốc nhập khẩu thanh long chủ yếu từ thị trường Việt Nam với lượng chiếm tới 99,9% tổng lượng nhập khẩu. 8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập gần 300.000 tấn thanh long Việt Nam, trị giá gần 248 triệu USD, giảm 16,2% về lượng và 7,6% về giá trị.
Nhu cầu nhập khẩu thanh long giảm là do vào đúng vụ mùa thu hoạch của Trung Quốc. Trung Quốc bắt đầu thu hoạch thanh long từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm, không chênh lệch nhiều so với mùa vụ của Việt Nam.
Nhập khẩu nhãn tươi từ Việt Nam vào Trung Quốc chỉ đạt 126.000 tấn trong 8 tháng đầu năm nay, trị giá hơn 70 triệu USD, giảm tới 31,5% về lượng và 36% về giá trị.
Xoài và chôm chôm Việt Nam đi đường chính ngạch sang Trung Quốc rất khiêm tốn, chỉ đạt lần lượt 80 và 81 tấn trong 8 tháng đầu năm.
Bộ Công Thương khuyến cáo không tăng đàn trong chăn nuôi gà
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân, các cơ sở chăn nuôi cân nhắc việc tăng đàn gà. Dự kiến, từ nay đến cuối năm, giá thịt gà công nghiệp sẽ duy trì ở mức thấp.
Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi lan rộng, nhiều hộ chăn nuôi lợn ở khu vực Đông Nam Bộ đã chuyển sang chăn nuôi gà công nghiệp ồ ạt, tăng đàn tự phát.
Việc phát triển "nóng" như vậy đã gây sức ép cho các hộ, các cơ sở chăn nuôi bán giảm giá để cắt lỗ, thu hồi vốn.
Các địa phương chăn nuôi gà trọng điểm cần tăng cường hướng dẫn, kiểm soát tình hình chăn nuôi, đáp ứng quy hoạch, tránh dẫn đến nguồn cung quá lớn, làm giảm giá bán.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Nhật Bản tăng nhẹ
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASPE) cho biết, tính đến hết tháng 9/2019, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Nhật Bản đạt gần 25 triệu USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 9/2019, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 3 triệu USD, tăng 2%.
Năm 2019, lần đầu tiên Nhật Bản bước lên top 10 thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam. Trong quý I đầu năm nay, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng trưởng rất khả quan từ 31,6 - 98,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kể từ quý II, giá trị xuất khẩu giảm trong nhiều tháng khiến cho mức tăng trưởng chung tính tới cuối tháng 9/2019 chỉ tăng 2,6%. Đây là mức tăng trưởng không như kỳ vọng. Nhưng đến thời điểm này, có thể nói rằng, Nhật Bản là thị trường mới mẻ và đầy tiềm năng cho cá tra Việt Nam.
9 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp cá tra Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre đã tập trung xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản. Bên cạnh mặt hàng cá tra phile đông lạnh truyền thông, các doanh nghiệp cũng đa dạng thêm một số mặt hàng như cá tra phile cắt slice đông lạnh, cá tra phile cắt kirimi rắc bột kết dính đông lạnh, cá tra cắt miếng đông lạnh... Một số sản phẩm cá tra chế biến đông lạnh (thuộc HS 1604) như cá tra khoai tây tẩm bột chiên sơ, cá tra cắt miếng tẩm bột chiên chín đông lạnh... cũng được yêu thích với giá xuất khẩu trung bình tương đối tốt từ 5,65 - 8,75 USD/kg.
Theo VASEP, các nhà nhập khẩu Nhật Bản vẫn đang tiếp tục công cuộc thăm dò thị trường cá tra Việt Nam để thay thế một số sản phẩm thủy sản truyền thống nhưng giá cao (ví dụ như lươn) tại đất nước này. Các doanh nghiệp cá tra Việt nam cũng đang ở thời kỳ "tìm hiểu" và khai phá thị trường này nên vẫn đang từng bước nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng và nhà nhập khẩu. Trong tương lai, đây là thị trường dự báo tiềm năng để mở rộng xuất khẩu. Tuy nhiên, do giá trị xuất khẩu trong quý II và III giảm liên tiếp nên có thể trong năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Nhật Bản chỉ tăng khoảng 5-7% so với cùng kỳ năm trước./.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.