Ngày 18/11, thông tin từ Công an thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 3 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
Ba đối tượng gồm: Trần Thọ Lý, trú tại Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh, Nguyễn Thị Mai, trú tại Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh và Nguyễn Quốc Khánh, trú tại ngô Quyền, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Trước đó, tại khu vực cầu Phù Đổng (huyện Gia Lâm), tổ công tác của Cơ quan An ninh điều tra phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và Đội quản lý thị trường số 17, Cục QLTT Hà Nội tiến hành kiểm tra xe ô tô BKS: 98C-200.45 phát hiện 310 thùng car-ton nhãn hiệu Bột canh I-ốt Hải Châu nghi làm giả, bên trong có 10.000 gói bột canh loại 190 gam và 1.320 gói bột canh loại 900 gam.
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe là Nguyễn Quốc Khánh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến số hàng trên. Qua đấu tranh, Khánh khai nhận số bột canh trên là giả, lấy từ cơ sở Mai Lý (Yên Phong, Bắc Ninh) để bán cho các cửa hàng tại La Phù, Hoài Đức.
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra các cơ sở Mai Lý (Yên Phong, Bắc Ninh), Huyền Anh (La Phù, Hoài Đức), Đinh Công Long (Hải Bối, Đông Anh), Đỗ Thiện Hưng (La Phù, Hoài Đức), thu giữ 1.343 thùng (67.150 gói) bột canh I-ốt Hải Châu nghi làm giả và 20 tấn nguyên liệu để sản xuất bột canh giả cùng một số máy trộn, đóng gói sản phẩm.
Xác nhận với công an, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu cho biết số hàng công an thu giữ là bột canh giả, công ty không liên kết với bất kỳ cơ sở nào như trên.
Căn cứ vào bằng chứng thu thập được, Cơ quan An ninh điều tra xác định Trần Thọ Lý và vợ là Nguyễn Thị Mai (chủ cơ sở Mai Lý) đã có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm sau đó thuê người đóng gói, vận chuyển đi các tỉnh, thành phố. Nguyễn Quốc Khánh là người biết việc các đối tượng sản xuất bột canh giả nhưng đã tham gia vận chuyển hàng cho cơ sở Mai Lý.
Hà Giang: Bắt giữ gần 300kg thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc
Mới đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang tiến hành giám sát, kiểm tra tại phiên chợ thị trấn huyện Đồng Văn đã tiến hành tịch thu số lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ. Số hàng hóa bị tịch thu gồm: 8kg thuốc tân dược; 55kg thuốc BVTV; 11kg sản phẩm chân gà; 4kg men rượu.
Trước đó, Đội QLTT số 6 đã kiểm tra tại các phiên chợ của Huyện Mèo Vạc và chợ Lũng Phìn (Đồng Văn) đã phát hiện, thu giữ 200kg thuốc bảo vệ thực vật gồm dạng bột, nước; 31kg thuốc tân dược; 11kg men rượu; 55 khẩu súng đồ chơi trẻ em. Qua xác minh tất cả tang vật tịch thu đều không rõ nguồn gốc và được một số người dân bán chui lủi nhằm che mắt các lực lượng chức năng.
An Giang: Thu giữ hơn 800 nghìn khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc
Từ nguồn tin của nhân dân, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh An Giang đã kiểm tra, phát hiện, thu giữ hơn 800 nghìn chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Theo đó, khi kiểm tra 2 hộ kinh doanh do Lưu Khánh Vân; Nguyễn Đức Hải, làm chủ và 1 xe ô tô tải đang đậu mang biển kiểm soát 67C-030.69 tại khu vực khóm Long Thạnh 4, phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, phát hiện 2 hộ kinh doanh và trên xe ô tô có 326 thùng giấy, trong đó chứa hơn 810 nghìn chiếc khẩu trang y tế.
Tại thời điểm kiểm tra, các chủ nhà không xuất trình đầy đủ hóa đơn chứng từ cùng hồ sơ theo quy định. Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản tịch thu toàn bộ tang vật và phương tiện để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Lạng Sơn: Thu giữ gần 1.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu
Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục QLTT Lạng Sơn) đã tiến hành kiểm tra xe ô tô khách biển kiểm soát 98B-027.90, do lái xe Nguyễn Văn Hiển điều khiển phát hiện hàng nghìn sản phẩm nhập lậu.
Tại thời điểm kiểm tra, trong xe ô tô đang vận chuyển 07 loại hàng hóa, có nguồn gốc sản xuất bên ngoài Việt Nam, tương đương gần 1.000 đơn vị sản phẩm hàng hóa. Lái xe Nguyễn Văn Hiển xuất trình 01 tờ hóa đơn bán hàng. Trong đó, người mua hàng là bà Nguyễn Thị Minh Toan, người bán hàng hàng, xuất hóa đơn là hộ kinh doanh Đào Đình Cường.
Xét thấy hàng hóa có dấu hiệu vi phạm về nguồn gốc, xuất xứ, Đoàn kiểm tra đã tiến hành làm việc với các cá nhân liên quan; qua đó, xác định hộ kinh doanh Đào Đình Cường đã thực hiện việc mua gom hàng hóa nhập lậu, sau đó lập hóa đơn xuất bán cho bà Nguyễn Thị Toan.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh Đào Đình Cường, đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.