Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 28 tháng 10 năm 2020 | 9:48

Tin PL: Nóng tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Vào dịp cuối năm hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái lại có hướng “nóng” trở lại trên mọi tuyến đường trong cả nước. Hiện, đang nổi lên là tình trạng buôn lậu ở biên giới tây Nam, trong đó có mặt hàng đường cát.

1-1.png
 Bộ đội biên phòng An Giang xây dựng tổ, chốt vượt lũ trên biên giới để đấu tranh phòng chống, buôn lậu.

 

Nóng chuyện buôn lậu ở biên giới tây Nam

Mới đây, ông Vũ Hùng Sơn, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 Quốc gia, cho biết, tại các vùng tiếp giáp biên giới Campuchia, các đối tượng đầu nậu thường dùng kho tàng, bến bãi, tập kết hàng hóa sát hai bên biên giới để vận chuyển trái phép hàng hóa; sử dụng xe gắn máy hoặc xuồng máy có công suất lớn chạy tốc độ cao để giấu hàng, nên việc bắt giữ không dễ.

Theo ông Sơn, hàng hóa nhập lậu thường được các đối tượng buôn lậu vận chuyển vào chiều tối, nửa đêm, sáng sớm, bằng cách chia nhỏ hàng hóa; thuê người canh dò đường; theo dõi di chuyển của các lực lượng chức năng 24/24 giờ.

Các đối tượng có sự cấu kết, thỏa thuận, tổ chức chặt chẽ, từ đối tượng đầu nậu, canh đường, theo dõi đến người tham gia vận chuyển, tạo thành đường dây xuyên suốt, có tổ chức... để đối phó với lực lượng chức năng và sẵn sàng chống trả khi bị bắt giữ.

Phần lớn hàng hóa các đối tượng buôn lậu là thuốc lá ngoại, hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng, đường cát, ma túy, xăng, dầu, rượu, bia, nước ngọt, khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ và mặt hàng lợn thịt, lợn giống, hiện đang có chiều hướng gia tăng phức tạp.

Mới đây nhất vào chiều 23/10, tổ chức tuần tra, kiểm soát địa bàn, tổ công tác chống buôn lậu của Đồn Biên phòng Phú Hữu (Bộ đội Biên Phòng An Giang) phát hiện nhiều bao tải được tập kết ở khu vực bãi bồi thuộc ấp Thạnh Phú, xã Khánh An, huyện An Phú. Qua kiểm tra, bên trong các bao tải chứa 1 tấn quần áo, 340 cái mũ, 500 đôi giày dép (đã qua sử dụng); 150kg lưới cước Thái Lan.

Từ đầu tháng 10 đến nay, Bộ đội Biên Phòng An Giang đã bắt giữ 14 vụ buôn lậu, hàng hóa chủ yếu là mỹ phẩm, thuốc lá điếu, đường cát, hàng điện tử đã qua sử dụng... Lợi dụng nước lũ các đối tượng đã thả trôi hàng lậu theo dòng nước để qua mặt lực lượng chức năng. Nước lũ dâng cao cùng với lượng mưa lớn đã khiến lực lượng chức năng gặp khó khăn trong công tác đấu tranh.

 

3.jpg
 Vào dịp cuối năm hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái lại có hướng “nóng” trở lại.

 

Đại tá Trần Quốc Khánh, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang cho biết, trước đây, những lều bạt trên biên giới đều trên đồng ruộng nhưng nay nước nên cao, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh đã thay thế những lều bạt bằng những nhà sàn trên đồng để cho bộ đội sinh hoạt, ăn ở trên đó đảm bảo an toàn trong mùa nước nổi.

Đến nay, Bộ đội biên phòng An Giang đã xây dựng được gần 150 tổ, chốt vượt lũ trên biên giới. Mỗi chốt có kích thước 25m2 và được xây dựng hoàn toàn bằng những vật liệu gỗ tràm sẵn có. Tuy nhiên, giữa bốn bề là biển nước nên điều kiện cơ động, sinh hoạt, công tác của cán bộ, chiến sĩ gặp không ít khó khăn.

Đường cát nhập lậu gia tăng

Liên quan tới tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng ở các tỉnh biên giới tây Nam. Nhiều doanh nghiệp mía đường trong nước cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đang bị thu hẹp do lượng đường cát nhập khẩu chính ngạch tăng mạnh cùng với việc đường cát nhập lậu gia tăng, bán với giá rẻ trong thời gian gần đây.

Theo Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh phía Nam, đường cát nhập lậu chủ yếu qua đường biên giới tây Nam, nhiều nhất là khu vực Tây Ninh, Long An, An Giang và Kiên Giang. Vào những tháng cuối năm là mùa mưa, các sông rạch đầy nước vì thế hoạt động buôn lậu đường cát gia tăng, nhất là vào ban đêm.

 

2.jpg
 Đường cát là một trong những mặt hàng nhập lậu được các đối tượng vận chuyển nhiều (ảnh: baocongthuong).

 

Ông Nguyễn Tấn Phước, Phó Giám đốc Công an kiêm Phó trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh An Giang, cho biết, giá cả các mặt hàng nhập lậu có sự chênh lệnh khá cao so với trong nội địa nên các đối tượng đầu nậu thường xuyên thay đổi phương thức, cấu kết, móc nối để vận chuyển hàng lậu. Hàng lậu chủ yếu là mặt hàng đường cát và thuốc lá ngoại.

Tại An Giang, đường cát nhập lậu tập trung tuyến đường bộ Tịnh Biên - Châu Đốc; Vĩnh Nguơn - Châu Đốc và Vĩnh Xương - Tân Châu. Các đối tượng thường dùng xe gắn máy vận chuyển hàng lậu chạy tốc độ cao, trà trộn trên các phương tiện chở khách, hàng hóa khác.

Trên tuyến đường thủy, các ghe tàu lợi dụng chở hàng hóa hợp pháp để cất giấu hàng lậu. Riêng địa bàn trọng điểm về buôn lậu đường tập trung nhiều ở Đồn cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương; Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình; Đồn Biên phòng Vĩnh Ngươn; Đồn cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên.

Theo thống kê trong tháng 10/2020, lực lượng 389 tỉnh An Giang đã phát hiện 187 vụ hàng lậu, tăng đến 23% so với cùng kỳ. Tổng trị giá hàng hoá bắt giữ khoảng 4,86 tỷ đồng, tăng 160% so với cùng kỳ. Trong đó, đường cát nhập lậu bắt giữ 102.750kg, tăng 2 lần so tháng trước và tăng 4,5 lần so với cùng kỳ. Trong 10 tháng đầu năm 2020, cơ quan chức năng của tỉnh An Giang đã thu giữ 342.174kg đườngnhập lậu.

Trong khi đó, tại Long An, hai mặt hàng nhập lậu có số lương lớn là thuốc lá và đường cát. Trong 9 tháng đầu năm 2020, lực lượng 389 Long An xử lý gần 1.100 vụ hàng lậu, đã thu giữ gần 1,8 triệu gói, thuốc lá và 38.000kg đường cát. Tại Tây Ninh, Cục QLTT tỉnh này vừa tổ chức tiêu hủy 13.820kg hàng hóa vi phạm, trong đó có 9.800kg đường cát nhập lậu từ Campuchia.

Dự báo từ nay đến cuối năm, tình hình buôn lậu, vận chuyển hàng hóa tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là hàng hóa phục vụ tết Nguyên đán, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng cần nâng cao năng lực để nhận diện phương thức, thủ đoạn mới của đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả. Trên cơ sở đó phát hiện đối tượng chủ mưu, cầm đầu để đánh trúng, đánh đúng, đấu tranh ngăn chặn, triệt phá hiệu quả các đường dây, ổ nhóm tội phạm. 

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top