Mới đây, Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ninh triệt phá đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, thu giữ hơn 500 tấn hàng nhập lậu gồm quần áo, mỹ phẩm, phụ tùng ôtô, xe máy và đồ điện tử.
Lực lượng chức năng kiểm kê hàng hóa thu giữ.
Theo Bộ Công an đánh giá, đây là đường dây buôn lậu hoạt động có tổ chức, quy mô đặc biệt lớn và liên quan nhiều người trên cả nước. Trong đó, đối tượng Đào Văn Chấp (51 tuổi, trú TP Móng Cái, Quảng Ninh) được xác định là người cầm đầu.
Cơ quan điều tra đã làm rõ hơn 30 nghi phạm, thu giữ trên 300 tấn hàng hóa nhập lậu qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Khám xét đồng loạt các kho chứa hàng tại Hưng Yên, Hà Nội, ban chuyên án thu thêm hơn 200 tấn hàng hóa, 20 xe container và xe tải các loại phần lớn hàng buôn bán, vận chuyển trái phép đa phần là quần áo, mỹ phẩm, phụ tùng ôtô, xe máy và đồ điện tử.
Nhóm nghi phạm khai mỗi ngày, họ vận chuyển, buôn bán khoảng hơn 200 tấn hàng hóa các loại, trị giá hàng chục tỷ đồng. Thời điểm bắt giữ, tất cả các xe hàng lậu và hàng hóa ở kho chứa của các đối tượng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh đều đã được thông quan. Hiện, vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ.
Thái Nguyên: Phát hiện kho hàng mỹ phẩm, thực phẩm nghi ngờ nhập lậu
Đoàn kiểm tra Liên ngành kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Thái Nguyên vừa tiến hành thu giữ nhiều hàng hóa mỹ phẩm, thực phẩm nghi ngờ là hàng nhập lậu tại kho chứa hàng có địa chỉ ở tổ 3, phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên.
Theo đó, trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra Liên ngành đã phát hiện tại kho chứa hàng đang cất giấu khoảng 20 loại hàng hóa do nước ngoài sản xuất, chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm nghi ngờ là hàng hóa nhập lậu. Trong quá trình làm việc, chủ kho hàng khai nhận, toàn bộ số hàng hóa nói trên được ông nhập thông qua các đối tượng không quen biết trên mạng xã hội để phục vụ việc kinh doanh trên mạng (bán hàng online).
Toàn bộ số hàng trên không có hóa đơn chứng từ chứng minh về nguồn gốc xuất xứ. Hiện tại, toàn bộ số hàng đã được Đoàn kiểm tra Liên ngành lập biên bản tạm giữ để xác minh làm rõ, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Lừa bán thiên thạch giả giá hàng tỉ đô
Mới đây, Công an tỉnh Trà Vinh đã khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm gia bị can Kim Anh (53 tuổi, ngụ xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, Trà Vinh) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết quả điều tra ban đầu, vào năm 2012, ông Thạch Khone nhờ ông Thạch Ngọc Tra (cùng ngụ tỉnh Trà Vinh) tìm mua đồng đen (tên gọi khác là đá thiên thạch).
Sau đó, ông Tra đến hỏi Kim Anh để mua đồng đen. Kim Anh nói có đồng đen do ông nội để lại và cho ông Tra xem đoạn clip quay lại vật thể kim loại màu đen chứa bên trong hũ nước, có thể chuyển động lên xuống.
Công an đọc lệnh bắt giữ nghi phạm Kim Anh, (Ảnh Công an cung cấp).
Ông Tra thông báo tin lại cho ông Khone và đề nghị được xem đồng đen nhưng Kim Anh không cho. Bị can nói đồng đen đang được cất giấu ở nơi bí mật, muốn xem thì người mua phải thường xuyên đến nhà để cúng viếng. Kim Anh còn yêu cầu ông Tra đưa 30 triệu đồng để mua lễ vật.
Năm 2015, Kim Anh làm hợp đồng bán đồng đen cho ông Tra với giá gần hai tỉ đồng. Ông Tra đã chuyển cho Kim Anh một tỉ. Sau đó, Kim Anh yêu cầu ông Tra mua nhà cho mình để cất đồng đen an toàn. Sau khi mua nhà, Kim Anh lại ký hợp đồng bán đồng đen cho ông Khone với giá 800 triệu USD/kg. Ông Khone đưa bị can 10 tỉ đồng (không biên nhận).
Sau đó, Kim Anh tiếp tục ký hợp đồng bán 25,5 kg đồng đen cho một doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Đắk với giá 1,2 tỉ USD và đã nhận trước 600 triệu đồng. Lúc này, Kim Anh đưa cho doanh nghiệp một hũ nhựa chứa dung dịch màu đen, bên trong có 14 viên đá xây dựng nói là đồng đen. Bị hại phát hiện đây là hàng giả nên đòi lại tiền.
Chưa dừng lại, Kim Anh sau đó tiếp tục ký hợp đồng chuyển nhượng đồng đen cho một doanh nghiệp khác tại TP.HCM với giá 45 tỉ USD. Khi Kim Anh định trốn sang Campuchia thì bị Công an tỉnh Trà Vinh bắt giữ. Bước đầu các nạn nhân khai đã bị Kim Anh lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỉ đồng. Hiện Công an tỉnh Trà Vinh đang mở rộng điều tra vụ án.
Lào Cai: Triệt phá chuyên án thu giữ 30.000 viên MTTH
Tại khu vực thôn Bản Cầm, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, Tổ công tác Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Lào Cai phối hợp cùng lực lượng chức năng tiến hành mật phục, bất ngờ kiểm tra 5 đối tượng có biểu hiện nghi vấn đi trên 3 xe gắn máy. Khi bị yêu cầu kiểm tra, các đối tượng đã bỏ chạy.
Lực lượng đã nhanh chóng truy đuổi, bắt giữ được 4 đối tượng, 1 đối tượng đã lợi dụng địa thế rừng núi hiểm trở và tẩu thoát. Quá trình khống chế, các đối tượng chống trả rất quyết liệt làm 2 trinh sát công an bị thương nhẹ.
Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Lý Mý Lá, ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, (Hà Giang); Vàng A Sẩu, ở xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, (Lào Cai); Lý Seo Tả và Lý Văn Phúc, cùng ở xã Điện Quan, huyện Bảo Yên, (Lào Cai).
5 túi nylon chứa ma túy tổng hợp bị lực lượng công an thu giữ. (Ảnh: TTXVN).
Qua kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện trên người đối tượng Phúc có 1 túi, bên trong có 5 túi nilon to chứa ma túy tổng hợp. Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản đưa 4 đối tượng cùng tang vật về trụ sở để tiếp tục điều tra làm rõ.
Tại cơ quan cảnh sát điều tra, bước đầu các đối tượng khai nhận: Lý Mý Lá mua 2 gói ma túy tổng hợp (12.000 viên) của 1 phụ nữ người Lào với giá 230 triệu đồng rồi nhờ Lý Seo Tả mua thêm 3 gói ma túy tổng hợp (18.000 viên) của Vàng A Sẩu với giá 270 triệu đồng.
Tả đã thuê vận chuyển số ma túy trên với giá 15 triệu đồng, giao cho con trai là Lý Văn Phúc và 1 đối tượng tên Nhà vận chuyển đi bán. Tuy nhiên, khi đang cùng nhau vận chuyển số ma túy trên đến địa phận xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng thì các đối tượng bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.