Lực lượng chức năng TP. Hà Nội mới đây đã bắt quả tang một cơ sở đang sản xuất quần áo có gắn giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng. Toàn bộ 124.101 chiếc quần áo, thành phẩm, bán thành phẩm dã bị niêm phong, thu giữ để xử lý theo quy định.
Theo đó, Đội QLTT số 1, Cục QLTT TP Hà Nội phối hợp với thành viên Tổ công tác 368 - Tổng cục QLTT tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, gia công quần áo tại C14 Vinh Quang - Khu công nghiệp Ninh Hiệp, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội do ông Nguyễn Anh Quyết làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện quả tang cơ sở đang sử dụng máy may, máy vắt sổ để may sản xuất quần áo có gắn các dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu adidas, chanel, burberry, gucci…(thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức tại châu âu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam).
Ông Quyết thừa nhận việc may sản xuất quần áo có dấu hiệu giả mạo trên không được sự đồng ý, cho phép của chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu các nhãn hiệu trên và do các đối tượng kinh doanh quần áo tại khu vực Ninh Hiệp đặt may sản xuất.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành niêm phong, tạm giữ 124.101 chiếc quần áo, thành phẩm, bán thành phẩm, tem nhãn vật mang nhãn hiệu Adidas, Chanel, Burberry, Gucci… 35 kg vải và các máy may, máy vắt sổ đang dùng để may hàng hóa có dấu hiệu vi phạm trên.
Hiện, Đội QLTT số 1 tiếp tục mở rộng đấu tranh, làm rõ số lượng hàng giả cũng như hành vi kinh doanh vi phạm của cơ sở trên. Đồng thời, xác minh, làm rõ nguồn gốc của vật tư, nhãn mác và số hàng hóa đã tiêu thụ…để đảm bảo xử lý triệt để, nghiêm khắc, đúng quy định của pháp luật.
Một diễn biến khác, ngày 3/11, Đội QLTT số 14 - Cục QLTT Hà Nội đã phối hợp với Đội 7, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC 03) Công an thành phố Hà Nội đột xuất kiểm tra Cơ sở kinh doanh quần áo Trần Thị Thắm, địa chỉ xóm Gốc gạo, Cụm 7, Mỹ Giang, Tam Hiệp, (Phúc Thọ, Hà Nội).
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ 4.336 chiếc quần, áo và 35.700 chiếc nhãn giấy có dấu hiệu xâm phạm quyền của Công ty TNHH May mặc Hoàng Nga. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng còn phát hiện cơ sở đang bầy bán 600 chiếc quần nhãn hiệu LV có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Toàn bộ số hàng hóa trên đã bị Đội QLTT số 14 lập biên bản tạm giữ để tiếp tục điều tra, làm rõ từ đó xử lý theo quy định của pháp luật.
Liên tục bắt số lượng lớn thuốc lá lậu
Ngày 1/11/2020, nhận được tin báo từ quần chúng nhân dân tại khu vực Tổ 6, ấp Bài Bài, xã Vĩnh tế, thành phố Châu Đốc có một số đối tượng đang tập kết thuốc lá ngoại từ xuồng máy đưa lên xe ô tô để vận chuyển đi tiêu thụ nên Tổ công tác liên ngành chống buôn lậu của tỉnh An Giang đã tiến hành mật phục bắt giữ.
Khi thấy lực lượng Công an ập đến các đối tượng đã nhanh chóng bỏ chạy thoát để tại tang vật gồm: thuốc lá, điện thoại di động, xuồng máy, xe ô tô. Qua kiểm tra, kiểm đếm lực lượng chức năng thu giữ tổng cộng 13.490 bao thuốc lá ngoại.
13.490 bao thuốc lá ngoại đang vận chuyển từ xuồng máy lên ô tô bị lực lượng bắt giữ.
Liên quan tới thuốc lá lậu, trưa ngày 1/11, tổ liên ngành chống buôn lậu đóng quân trên địa bàn huyện Tịnh Biên (An Giang) do đại úy Lê Văn Hải làm tổ trưởng, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch liên ngành đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh An Giang thì phát hiện và thu giữ 475 cây thuốc lá các loại dưới sàn căn nhà tại khu vực tổ 5, ấp Tân Định, xã Tân Lập, huyện Tịnh Biên (thuộc đất của nhà bà Nguyễn Thị Thùy Trang (46 tuổi).
Lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm, tạm giữ toàn bộ tang vật, phương tiện để tiếp tục điều tra mở rộng, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, rạng sáng ngày 31/10, lực lượng chống buôn lậu Công an huyện Châu Phú, (An Giang), đã bắt quả tang 2 xe ô tô vận chuyển 32 tấn đường cát nhãn mác nước ngoài, có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và 7.000 bao thuốc lá ngoại nhập lậu nhãn hiệu Jet và Hero.
Bước đầu tài xề khai trong quá trình vận chuyển đường cát giao cho khách hàng tại tỉnh Kiên Giang đối tượng đã mua 7.000 bao thuốc lá ngoại chở theo bán lại kiếm lời.
Hiện, Công an huyện Châu Phú ra quyết định tạm giữ hình sự đối với hai đối tượng và lập biên bản tạm giữ phương tiện cùng tang vật để tiếp tục điều tra làm rõ
TT-Huế: Bắt quả tang cơ sở sản xuất hàng giả
Mới đây, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an TP.Huế phát hiện một cơ sở trú tại tổ 7, khu vực 3, phường An Hòa, TP.Huế có dấu hiệu sản xuất bột ngọt, hạt nêm nhái các thương hiệu nổi tiếng.
Sau một thời gian theo dõi, lực lượng công an bất ngờ kiểm tra cơ sở nêu trên do ông Hồ Văn Tuấn (SN 1972) và Hồ Minh Nhật (con ông Tuấn, SN 1998) làm chủ.
Tại hiện trường, lực lượng Công an phát hiện và thu giữ gần gần 2700kg hạt nêm, bột ngọt không rõ nguồn gốc; 27.000 bao bì nhãn hiệu các Công ty hạt nêm, bột ngọt nổi tiếng.
Ông Tuấn khai nhận, từ tháng 7/2020, đã tìm mua bao bì in sẵn thương hiệu và nguyên liệu hạt nêm, bột ngọt với giá rẻ đưa về cơ sở sang chiết rồi đóng gói, dán nhãn mác giả mạo thương hiệu của các Công ty rồi bỏ mối cho tiểu thương ở chợ, cửa hàng tạp hóa để lấy tiền lời chênh lệch.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Huế đang trưng cầu giám định số tang vật thu giữ được, củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.