Cục QLTT Tuyên Quang vừa đề nghị cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận hồ sơ, tang vật, phương tiện để điều tra theo quy định của pháp luật vụ vận chuyển thuốc Đông y không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Trước đó, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT Tuyên Quang đã tiến hành kiểm tra xe ôtô mang biển kiểm soát 22C-064.37 vận chuyển hàng hoá là nguyên liệu thuốc đông y không có hoá đơn chứng từ.
Bà Đặng Thị Duyên ở xóm 10, xã Lang Quán, (Yên Sơn, Tuyên Quang) thừa nhận là người chịu trách nhiệm đối với hàng hoá. Khi bị kiểm tra bà Duyên đã tự nguyện giao nộp trên 13 tấn nguyên liệu thuốc đông y gồm: kỷ tử, xuyên khung, sinh địa, bạch truột, bạch thược, xuyên quy cho lực lượng quản lý thị trường.
Tất cả số hàng trên đều không có hoá đơn chứng từ theo quy định. Bà Duyên khai nhận đã nhập lô hàng trên từ Trung Quốc về tiêu thụ.
Ngay sau đó, Đội QLTT số 1 đã tạm giữ toàn bộ lô hàng và phương tiện để xác minh làm rõ vụ việc. Đồng thời tiến hành khảo sát giá và tổ chức họp định giá đối với hàng hoá, tang vật là nguyên liệu nguyên liệu thuốc đông y nêu trên. Ban đầu đã xác định trị giá của lô hàng trên 2,7 tỷ đồng.
Thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm, tội buôn lậu, Cục QLTT Tuyên Quang đã có văn bản đề nghị cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận hồ sơ, tang vật, phương tiện để điều tra theo quy định của pháp luật.
Hưng Yên: Phát hiện hơn 83 tấn vải cuộn không rõ nguồn gốc
Mới đây, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT Hưng Yên phối hợp với Đội chống buôn lậu, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hưng Yên tiến hành khám 02 xe ô tô tải đang bốc dỡ hàng tại một kho hàng ở địa chỉ Đường Bạch Thái Bưởi, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên.
Qua kiểm đếm, ghi nhận 02 phương tiện chở trên 10 tấn vải cuộn các loại. Tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.
Hai lái xe khai nhận là lái xe thuê và toàn bộ số hàng hóa trên của bà Nguyễn Thị Hiền, ở xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Ngay sau đó, tổ công tác tiếp tục tiến hành khám kho hàng hóa nói trên theo quy định để đảm bảo ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, tang vật không bị tẩu tán. Tại đây, tổ công tác đã thu giữ 73.461kg vải cuộn các loại. Chủ kho hàng chưa xuất trình được các giấy tờ để chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành tạm giữ toàn bộ lô hàng trên để tiếp tục xác minh, làm rõ theo quy định của pháp luật.
Bình Dương: Tạm giữ 324.000 bao cao su đã qua sử dụng
Mới đây, Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT Bình Dương bất ngờ ập đến kiểm tra khu nhà trọ ở địa chỉ Tổ 4, Đường DX12, khu phố Hóa Nhựt, phường Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Khi kiểm tra, lực lượng QLTT đã bắt tại trận bà Phạm Thị Thanh Ngọc đang gia công tái chế bao cao su đã qua sử dụng, không bao bì, không ghi nhãn. Bà Ngọc không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng.
Hình ảnh Nguyên liệu nhận gia công.
Bà Ngọc khai, khoảng 30 ngày/01 lần bà nhận bao cao su đã qua sử dụng từ 01 người không rõ địa chỉ để súc rửa, phơi khô, phân loại và dùng dương vật giả để vuốt lại, tạo hình như mới và giao hàng đã gia công cùng ngày với nhận hàng gia công.
Đoàn kiểm tra đã tạm giữ khoảng 324.000 đơn vị sản phẩm (tương đương với 360kg) tang vật gồm bao cao su đã qua sử dụng chưa tái chế và đã tái chế, chuyển về Đội QLTT số 4 để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Hà Nội: Phát hiện gần 40.000 chai sữa có dấu hiệu nhập lậu
Đội QLTT số 17 (Cục QLTT Hà Nội) kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm tại Khu làng nghề La Phù, xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội do ông Nguyễn Công Dũng làm chủ phát hiện trong kho chứa 2.556 thùng (tương đương 38.340 chai) sữa chua uống do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Bên ngoài bao bì thể hiện bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, thùng carton chứa đựng các chai sữa chua đã cũ, rách, nhàu nhĩ. Theo ước tính, trị giá lô hàng khoảng 760 triệu đồng.
Lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng trên để xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định.
Giữ tàu chở 30.000 lít dầu DO trái phép trên vùng biển Côn Đảo
Lực lượng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) vừa tạm giữ tàu chở 30.000 lít dầu DO trái phép trên vùng biển Nam Côn Đảo.
Cảnh sát biển kiểm tra tàu TG 90959TS.
Trước đó, trên khu vực biển cách Nam Côn Đảo khoảng 65 hải lý, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã phát hiện và kiểm tra tàu TG 90959TS có dấu hiệu nghi vấn. Tại thời điểm kiểm tra tàu đang đang vận chuyển khoảng 30.000 lít dầu DO, nhưng thuyền trưởng không xuất trình được hóa đơn và chứng từ chứng minh tính hợp pháp của nguồn gốc số dầu trên tàu.
Các thuyền viên trên tàu không có giấy tờ tùy thân, không có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, tàu không có giấy tờ theo quy định. Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã lập biên bản vi phạm, dẫn giải tàu về cảng Hải đội 33 tại Côn Đảo để điều tra xử lý theo quy định.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.