Chanh leo giúp người Thái ở Sơn La đổi đời, giá gạo đầu năm khởi sắc, một vụ hoa Tết được mùa được giá giúp người nông dân Đà Lạt (Lâm Đồng) có một cái Tết đủ đầy,... là ba trong số nhiều tin vui của ngành nông nghiệp ngay trong những ngày đầu năm.
Chanh leo xuất khẩu giúp đồng bào Thái Sơn La làm giàu
Những dải đất lượn sóng bạt ngàn ở các xã Cò Nòi - Chiềng Lương (huyện Mai Sơn) từng một thời thống trị bởi cây ngô. Thế nhưng bây giờ, ngô đã dần phải rút lui lên những đồi cao, nhường lại cho những vườn cây ăn quả bạt ngàn như nhãn, xoài, cam, bưởi, táo... Sức hút từ những vườn cây ăn quả cho thu nhập tiền tỉ mỗi năm ở những vùng thấp của huyện Mai Sơn đang dần lan rộng tới những xã vùng sâu, vùng xa hơn của mảnh đất trù phú này. Năm 2017, lần đầu tiên ở bản Lạn (xã Chiềng Lương) cũng đã hình thành được một HTX trồng cây ăn quả, với một loại cây trồng còn hết sức mới mẻ đối với bà con người Thái ở đây, đó là cây chanh leo.
Anh Lò Văn Đôi bây giờ đã là Phó giám đốc HTX Thành Đạt của bản Lạn. Vào một buổi tối đầu năm 2017, anh được xem tivi phát chương trình giới thiệu về mô hình trồng chanh leo tại huyện Mộc Châu do Cty Nafoods Tây Bắc phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Sơn La triển khai. Anh lập tức bàn với một số hộ dân trong bản đánh đường tìm tới Liên minh HTX của tỉnh để hỏi thông tin cụ thể. Với sự hướng dẫn của Liên minh HTX và hỗ trợ của Cty Nafoods Tây Bắc, kế hoạch thành lập HTX để trồng chanh leo đã lập tức được bắt tay sau đó.
Cán bộ kỹ thuật của Cty Nafoods Tây Bắc được cử về khảo sát kỹ về điều kiện tự nhiên để trồng chanh leo ở xã Chiềng Lương, kết quả bất ngờ bởi Chiềng Lương vô cùng thuận lợi trồng loại cây này. Phó giám đốc Lò Văn Đôi kể rằng: Được Cty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cam kết hỗ trợ kỹ thuật từ “A đến Z”, lại được hỗ trợ trả chậm tiền giống, thấy quá chắc ăn nên quyết chí vận động các hộ dân trong bản tham gia vào HTX. Kết quả, đã có 18 hộ dân gật đầu góp vốn, tuy nhiên chỉ có 8 hộ là dám mạnh dạn đầu tư làm lớn với diện tích trung bình 1 ha/hộ, còn lại đa số chỉ trồng thử nghiệm vài chục gốc... Không có vốn, vợ chồng anh phải bán tất thảy 6 con bò, được hơn 60 triệu đồng, đủ để đầu tư giống, phân và chi phí đào hố, làm giàn cho hơn 1ha chanh leo.
"Thích nhất là loại cây này cho thu hoạch quả liên tục. Trung bình lúc thời tiết ấm, chỉ 2 ngày thu hoạch một lần, trời rét thì 5 - 7 ngày/lần, mỗi lần thu trung bình 500kg. Mới 4 tháng cho thu hoạch đầu tiên, 1ha chanh leo tôi đã cộng sổ tổng thu được khoảng 90 triệu đồng, dự kiến hết năm cũng được 100 triệu. Trừ đi 60 triệu đồng tiền chi phí, riêng năm nay đã dư ra được 40 - 50 triệu đồng”, anh Lò Văn Thu, một thành viên trong HTX phấn khởi.
Phó giám đốc HTX Lò Văn Đôi hồ hởi: Thấy cây chanh leo có hiệu quả, người dân khắp các bản lân cận trong xã như Ý Lường, bản Chi, bản Buôm Khoang... đã đồng loạt xin đăng ký tham gia vào HTX. Đến cuối năm 2017, HTX Thành Đạt đã có thêm 35 hộ dân xin đăng ký mới, với diện tích tăng thêm khoảng 20ha. “Năm 2018, ngoài việc làm đầu mối chuyển giao kỹ thuật cho bà con, HTX đã có khoảng 2 tỉ đồng vốn điều lệ nên sẽ đầu tư cho các hộ về phân bón, giống, thuốc BVTV, tổ chức thu mua cho bà con...”, anh Lò Văn Đôi dự tính.
HTX Thành Đạt của xã Chiềng Lương là một trong hàng chục HTX trồng chanh leo đã và đang được thành lập trong năm 2017 tại Sơn La trên cơ sở liên kết với Cty Nafoods Tây Bắc. Chỉ năm đầu tiên đi vào liên kết SX, những lô quả chanh leo tươi đầu tiên của các HTX như HTX Thành Đạt hiện đã được XK sang hàng chục quốc gia trên thế giới.
“Nông dân các HTX tham gia liên kết với Nafoods phải trải qua quá trình tập huấn rất kỹ càng trước khi triển khai trồng và phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Cty về quy trình SX, nhất là sử dụng thuốc BVTV. Hiện nay, nhờ có điện thoại thông minh nên khi có dấu hiệu bất thường, nông dân chỉ cần chuyển video, hình ảnh về là cán bộ kỹ thuật có thể nắm rõ chanh leo đang gặp vấn đề gì để đưa ra biện pháp xử lí. Vì vậy thời gian qua, các lô chanh leo XK tại Sơn La chưa xẩy ra sự cố đáng tiếc nào khi XK”, ông Lê Hoài Hưng, GĐ Cty CP Nafoods Tây Bắc cho biết.
Thương lái đặt cọc cao 'săn' bằng được lúa chất lượng
Lúa đông xuân sớm ở ĐBSCL bắt đầu thu hoạch đúng lúc thị trường xuất khẩu tốt. Những ngày qua thương lái rảo khắp đồng ruộng đặt cọc rất cao thu mua bằng được. Giá lúa vụt tăng, nhất là giống chất lượng cao.
Dư âm kéo dài từ cuối năm qua, sau khi giống lúa thơm ST24 của DN Hồ Quang đạt giải Nhất hội thi gạo ngon ở Sóc Trăng và thắng giải nằm top 3 “Gạo ngon nhất thế giới" tại hội nghị quốc tế lần 9 về Thương mại Gạo - Ma Cao - Trung Quốc. Đến nay cơn sốt lúa ST24 chưa dừng lại.
Ông Hồ Quang Cua – chuyên gia nông nghiệp của Sóc Trăng, trưởng nhóm tác giả lai tạo giống lúa ST24, nói: Hồi trước khi dự thi, diện tích canh tác giống lúa này chỉ chừng vài trăm hecta. Vận động nông dân trồng còn khó. Còn giờ thì DN và nông dân chẳng cần bảo cũng tự tìm đến nhau liên kết sản xuất ST24.
Lúa đông xuân bắt đầu vàng đồng, một số nông dân muốn DN tăng giá mua ST24 lên tới 7.000 đ/kg lúa tươi, dẫn đầu bảng trong nhóm giống lúa thơm đặc sản và cao hơn 1.000 đ/kg so với mức thỏa thuận hồi đầu vụ.
Trong vụ ĐX năm nay DN và thương lái đặt hàng nông dân trồng ST24 diện tích mở rộng từ Sóc Trăng sang một số địa phương các tỉnh Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, ước tăng khoảng 6.000-7.000 ha. Trong vụ TĐ trước đó nông dân trồng lúa ST24 đạt năng suất 6 tấn/ha. Còn nay trên những ruộng lúa thu hoạch sớm ở thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) lúa ST24 đạt trên 7 tấn/ha. Nông dân trực tiếp canh tác cho rằng, năng suất ST24 đạt cao hơn so với giống lúa ST20 và đây là giống thích nghi vùng phèn, mặn và có khả năng chống chịu thời tiết bất lợi; phù hợp với mô hình lúa - tôm vùng bán đảo Cà Mau. ST24 được thu mua giá cao như vậy, sau khi trừ chi phí nông dân đạt lợi nhuận 60-65%.
Một DN tại Thốt Nốt (Cần Thơ) cho biết, lúa Nhật ĐS1 hút hàng mạnh. Vừa qua giống lúa này trồng nhiều ở Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và một số ít ở các tỉnh lân cận ước có 100.000 ha trong vụ này. Tuy nhiên giá đang tăng vọt lên trên 7.000 đ/kg, vượt mức bao tiêu ban đầu đã ký trước đó 6.000 đ/kg nên âm ỉ xảy ra hiện tượng tranh mua. Một nguồn tin khác lý giải, do nhu cầu nhập khẩu từ Hàn Quốc, đấu thầu khoảng 200.000 tấn/năm.
Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty Trung An nhận định: Năm 2017 giá lúa đã tăng, đến vụ lúa ĐX hiện đang tăng hơn 10-15% so năm 2017 và chỉ có thể giảm nhẹ khi vào vụ thu hoạch rộ sau tết. Song, nhìn chung thị trường lúa gạo đang phát tín hiệu tốt. Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) dự báo nhu cầu lúa gạo thế giới sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018. Hơn nữa với hai mặt thuận lợi đón đầu năm mới, đó là Nghị định 109 (109/2010/NĐ-CP) trình Chính phủ sửa đổi sẽ tạo điều kiện tốt cho DN đón lấy cơ hội xuất khẩu gạo. Còn ngoài đồng phần lớn diện tích lúa ĐX trong vùng đang phát triển khá tốt, ít sâu bệnh. Giá lúa tăng đang kích thích nông dân chăm sóc lúa tốt để có mùa vàng bội thu.
Chất lượng vượt trội, người trồng hoa tết Đà Lạt lãi lớn
Các loại hoa Tết có giá bán tại vườn khá cao, người trồng hoa ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đang có lãi bình quân từ 40 – 60 triệu đồng/1.000m2 đối với các loại hoa thông thường. Chất lượng hầu hết các loại hoa năm nay được ghi nhận là vượt trội so với năm 2017.
Vụ này, hầu như nhà nào cũng trúng lớn, hoa nở đúng vào dịp tết, giá bán khá cao. Ông Trương Quang Tùng, Chủ tịch UBND xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, nơi trồng hoa lay ơn lớn nhất tỉnh Lâm Đồng vui mừng cho biết, mỗi cây hoa lay ơn có giá từ 3.000 - 5.000 đồng, tùy vào màu sắc. Với giá bán này, trung bình 1.000m2 hoa, sau 3 tháng trồng, nhà vườn thu về khoảng 40 triệu đồng tiền lãi.
Tại xã Hiệp An, năm 2017 có 260ha hoa, trong đó 160ha hoa cắt cành bán vào dịp tết 2018, số còn lại bán vào rằm tháng giêng. “Năm nay hoa nở đúng vào thời điểm tết. Quan trọng hơn là giá cao nên nhà vườn rất phấn khởi!...”, ông Tùng nói.
Theo ông Đỗ Văn Hưng, làng hoa Thái Phiên, TP Đà Lạt, từ đầu tháng Chạp, thương lái từ nhiều nơi đã tới làng hoa đặt cọc mua hoa. Các bên thỏa thuận sẽ theo giá cả thị trường vào thời điểm cắt hoa bán để đảm bảo hai bên cùng có lợi. So với tết năm 2017, năm nay thời tiết tại Lâm Đồng cuối năm khá thuận lợi. Ban đêm trời lạnh, nhiệt độ xuống thấp nhưng ban ngày có nắng kéo dài và không bị những cơn mưa trái mùa bất thường gây ảnh hưởng đến hoa. Tại làng hoa Thái Phiên, những ngày này thương lái đang thu mua hoa cúc trung bình là 3.000 đồng/cành. Với giá bán này, người trồng hoa cúc đảm bảo có lãi lớn.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.