Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 4 năm 2020 | 11:57

Tinh bột nghệ Bà Bé đạt OCOP 4 sao

Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ tại xã Dương Xá (Gia Lâm - Hà Nội), từ việc đơn giản là chế biến nghệ miếng đến Cơ sở Sản xuất tinh bột nghệ khô Bà Bé được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao năm 2019 là cả chặng đường dài.

Đây vừa là niềm vui, vừa là động lực để Bà Bé có thêm nhiều sản phẩm mới như: tinh dầu sả chanh, bưởi, bạc hà… phục vụ khách hàng trong và ngoài nước.

 

2.JPG
Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất tinh dầu bưởi.

 

Từ sản xuất truyền thống đến OCOP 4 sao

Ông Phùng Đắc Kiêu, chủ Cơ sở Sản xuất tinh bột nghệ khô Bà Bé (thôn Dương Đá, xã Dương Xá), cho biết, từ thời ông bà, bố mẹ ông đã gắn bó với cây nghệ. Do xã Dương Xá là nơi có cây nghệ vàng, xã Dương Quang có cây nghệ đen, là 2 loại nghệ quý hiếm của huyện Gia Lâm. Vì vậy, hơn 30 năm trước, gia đình ông đã có nghề sản xuất, chế biến nghệ tươi, để dùng làm thuốc và cất giữ được lâu hơn.

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, bố mẹ ông chủ yếu làm thủ công, phải rửa nghệ bằng tay, chưa có máy móc như bây giờ, nên rất vất vả. Sản phẩm cũng không phong phú, chủ yếu là nghệ cắt miếng, chờ đến tháng 6-7 mới có nắng để phơi khô. Do vậy, năng suất thấp, mỗi vụ chỉ sản xuất được khoảng 10 tấn nghệ tươi; 10kg nghệ tươi, thu được 1kg nghệ khô, không tiện khi sử dụng.

Có lần, một khách hàng hỏi mua nghệ viên và hiến kế cho gia đình, thử vo viên bột nghệ, với bột gạo nếp pha loãng, các cụ đã làm theo và sau đó có thêm sản phẩm nghệ viên. Năm 1995, gia đình bắt đầu làm bột nghệ vo viên, với tỷ lệ 0,5kg hồ pha với 10kg bột nghệ, vo viên thủ công, giá 300.000 đồng/kg. Tiếp đến, năm 1997, lại có sáng kiến mới, đó là xay bột nghệ tươi, sau đó lọc bã, vo viên thành tinh bột nghệ nguyên chất như ngày nay. Theo đó, cứ 15kg nghệ tươi thu được 1 kg tinh bột nghệ khô, giá bán 1 triệu đồng/kg.

Sau khi có 2 loại sản phẩm bột nghệ như đã nêu trên, năm 2005 -2007, gia đình đã tích cực xây dựng thương hiệu cho “Cơ sở tinh bột nghệ khô Bà Bé”. Đồng thời, làm nhãn mác, xây dựng thương hiệu và đưa sản phẩm nghệ Bà Bé, đi vào các hiệu thuốc Đông – Tây y ở Hà Nội; cơ sở y học cổ truyền, các hiệu thuốc ở phố Lãn Ông, quận Hoàn Kiếm. Đặc biệt, sau khi thành công ở miền Bắc, gia đình tiếp tục đưa sản phẩm vào phía Nam, nhất là TP. Hồ Chí Minh và có khá nhiều hiệu thuốc đón nhận.

Nhờ tích cực xây dựng thương hiệu cho Cơ sở tinh bột nghệ Bà Bé, hơn 30 năm qua, một vinh dự lớn đã đến với đại gia đình chúng tôi, đó là sản phẩm tinh bột nghệ khô đã được UBND TP. Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 4 sao cuối năm 2019.

 

1.JPG
Cán bộ huyện Gia Lâm (phải) thăm Cơ sở tinh bột nghệ Bà Bé.

 

“Nếu như hơn 10 năm trước, giá nghệ tươi tại Dương Xá lên đến 10.000 đồng/kg, bà con trong xã trồng khá nhiều. Thời kỳ cao điểm, có năm cơ sở thu mua tới 300 tấn nghệ tươi; năm 2017 trên 100 tấn (tương đương 10  tấn nghệ tinh), 2 năm trở lại đây, giá nghệ củ xuống thấp, chỉ còn 5.700 đồng/kg, bà con Dương Xá bỏ ruộng nhiều, chúng tôi không đủ nguyên liệu để sản xuất, phải thu mua ở các địa  phương khác rất vất vả.

Vì vậy, năm 2019, Bà Bé chỉ cung cấp cho thị trường được 3 tấn nghệ tinh. Mong muốn của cơ sở là, người dân tích cực trồng nghệ nhiều hơn, giá cả ổn định, chúng tôi sẽ tiếp tục cho ra đời sản phẩm tinh dầu nghệ” – ông Kiêu chia sẻ.

Thêm sản phẩm mới

Hiện, Cơ sở sản xuất  Bà Bé có thêm nhiều loại tinh dầu mới như: Tinh dầu sả chanh; tinh dầu hoa bưởi; tinh dầu vỏ bưởi; tinh dầu bạc hà. Dự kiến, năm 2020 có thêm 8-10 sản phẩm tinh dầu được chứng nhận OCOP.

Để có tinh dầu vỏ bưởi, nguyên liệu khá đơn giản, vì vỏ bưởi được bán ở chợ khá nhiều, với giá rẻ, chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg, cứ 2 tạ vỏ bưởi được 200ml dầu. Hiện, 1 lọ tinh dầu vỏ bưởi 100 ml giá 270.000 - 280.000 đồng, nhưng tinh dầu hoa bưởi thì “cực” đắt,  lọ 5ml giá 700.000 đồng. Hoặc, sắp tới, gia đình còn sản xuất tinh dầu nghệ, bởi trong bã nghệ thải ra, vẫn còn dầu.

Bà Hoàng Thị Thuý Nga, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, cho biết: “Năm 2020, thành phố sẽ khảo sát 6 nhóm sản phẩm OCOP tại các quận, huyện, thị xã và dự kiến hoàn thành trên 60 sản phẩm. Vì vậy, chúng tôi đang tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân; các doanh nghiệp; hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ sản xuất; cơ sở gia đình, chủ trang trại về nội dung, mục đích, ý nghĩa của chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, do Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội phát động”.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng thường trực xây dựng nông thôn mới Hà Nội, đánh giá: “Điều đáng ghi nhận là, năm 2019, “Cơ sở sản xuất nghệ Bà Bé” đã có sản phẩm OCOP hạng 4 sao, năm 2020, tiếp tục tham gia 8-10 sản phẩm nữa, đây là nỗ lực rất lớn của gia đình, cần được biểu dương.

Mặt khác, địa phương cần rà soát, khảo sát, lựa chọn kỹ, và lập danh sách các đơn vị đăng ký kinh doanh; đăng ký sản phẩm tham gia OCOP năm 2020. Đồng thời, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020, với 6 nhóm hàng theo quy định của Chính phủ.

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Nâng cao chất lượng để tăng trưởng bền vững

    Nâng cao chất lượng để tăng trưởng bền vững

    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý 2/2024 đạt 6,93%, tính chung nửa đầu năm nay GDP cả nước tăng 6,42% so với cùng kỳ năm trước.

  • Nhân lên Niềm tin

    Nhân lên Niềm tin

    Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội Khóa XV đã bế mạc chiều 29 tháng 6 sau hai đợt họp với 27,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao.

  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

Top