Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 20 tháng 7 năm 2017 | 11:0

Tình hình buôn lậu diễn biến phức tạp

Trong 6 tháng đầu năm 2017, các cơ quan chức năng đã khởi tố 1.189 vụ đối với 1.372 đối tượng.

Theo báo cáo của BCĐ 389 quốc gia, trong 6 tháng đầu năm 2017, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn biến phức tạp, trọng điểm là tại các khu vực đường mòn, lối mở, kênh, rạch, sông, suối biên giới.

Hàng hóa vi phạm đa dạng, tập trung nhiều vào nhóm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng có thuế suất cao, hàng hóa yêu cầu phải có giấy phép quản lý chuyên ngành, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng cấm, như: Ma túy, vật liệu nổ, pháo nổ, rượu ngoại, thuốc lá điếu ngoại, nước giải khát…

Phó Thủ tướng Thường trực- Trưởng BCĐ 389 quốc gia Trương Hòa Bình chỉ đạo Hội nghị. Ảnh:TH

Thủ đoạn buôn lậu rất tinh vi, đối tượng thường lợi dụng địa hình đường biên kéo dài, hiểm trở, nhiều khu vực xa xôi, hẻo lánh khó tiếp cận, quản lý để tổ chức tập kết hàng hóa tại các điểm giáp ranh biên giới, sau đó tìm thời cơ thuận lợi chia nhỏ, vận chuyển lén lút qua các đường mòn, lối mở, kênh, rạch, sông, suối biên giới vào nội địa.

Cất giấu, ngụy trang, trà trộn hàng lậu trong người, trong đồ đạc, hành lý cá nhân khi xuất, nhập cảnh; lợi dụng loại hình tạm nhập tái xuất, lợi dụng khai báo hải quan điện tử, vi phạm các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ hàng hóa,...

Trên tuyến biển, cửa khẩu cảng biển, cảng sông quốc tế, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng, dầu vẫn còn xảy ra phức tạp. Trong khi đó đối tượng đầu nậu trong nước cấu kết với các đối tượng người nước ngoài sử dụng tàu, thuyền không treo cờ quốc tịch hoặc tàu cá đã hoán cải các khoang, hầm, téc bí mật để chứa xăng dầu lậu mua của tàu nước ngoài tại các vùng biển giáp ranh, sau đó bán trực tiếp cho các tàu cá của ngư dân đánh bắt xa bờ hoặc vận chuyển vào nội địa tiêu thụ...

Tại các cảng biển, mặt hàng vi phạm chủ yếu là hàng bách hóa tiêu dùng, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trang thiết bị, máy móc phụ tùng đã qua sử dụng, nguyên phụ liệu công nghiệp, các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện, phải đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, động vật hoang dã quý hiếm...

Phương thức, thủ đoạn vi phạm của các đối tượng chủ yếu là khai báo sai tên, số lượng, chủng loại, xuất xứ, trị giá hàng hóa; giả mạo hồ sơ nhập khẩu, hủy tờ khai nhập khẩu bị phân luồng đỏ; lợi dụng loại hình tạm nhập tái xuất, quá cảnh, trung chuyển,...

Tại các cảng hàng không, bưu điện quốc tế, mặt hàng vi phạm tập trung chủ yếu là hàng cấm, hàng hóa gọn nhẹ, có giá trị kinh tế lớn và dễ cất giấu như: Ma tuý, sản phẩm của động vật hoang dã quý hiếm, ngoại tệ, mỹ phẩm...

Điển hình là vụ bắt giữ 17.000 điếu xì gà và vụ 100 kg sừng tê giác tại Sân bay quốc tế Nội Bài - TP. Hà Nội; vụ bắt giữ gần 05 kg sừng tê giác của 02 đối tượng từ Châu Phi về Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - TP. Hồ Chí Minh.

Trong nội địa, tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các loại hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng giả; vi phạm về niêm yết giá bán hàng, kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn xảy ra tại nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Đáng chú ý, cơ quan chức năng đã phát hiện các cơ sở trong nước mua các loại nguyên, phụ liệu giá rẻ, không rõ chất lượng, nguồn gốc và bao bì, nhãn mác nhái các thương hiệu, sau đó tổ chức sản xuất, đóng gói thủ công hoặc sử dụng dây chuyền, máy móc thô sơ để gia công, pha trộn, dán nhãn và cung cấp ra thị trường hàng giả, hàng nhái...

Tình trạng buôn bán ma túy ngày càng tinh vi, với số lượng lớn

Trong 6 tháng đầu năm 2017, các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 88.564 vụ việc vi phạm, thu nộp NSNN từ tiền xử phạt VPHC, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế đạt 7.949 tỷ 667 triệu đồng, khởi tố 1.189 vụ đối với 1.372 đối tượng.

Trong đó, lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ 5.801 vụ việc; thu nộp NSNN đạt 237 tỷ 509 triệu đồng; khởi tố hình sự 423 vụ đối với 552 bị can. Lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện, xử lý 2.012 vụ việc vi phạm; thu nộp NSNN 86 tỷ 700 triệu đồng; khởi tố 694 vụ đối với 820 đối tượng…

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017 mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực - Trưởng BCĐ 389 quốc gia Trương Hòa Bình đánh giá, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn hết sức phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại còn nhiều tồn tại, hạn chế. Công tác phối hợp của các bộ, ngành, địa phương chưa thật sự chủ động; người dân vẫn còn tình trạng nể nang, bao che cho các đối tượng buôn lậu...

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp còn thờ ơ, không quan tâm đến bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp; ý thức công dân chưa quan tâm đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong 6 tháng cuối năm 2017, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa đề nghị, Ban chỉ đạo 389 quốc gia và Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương cần tổ chức thực hiện tốt hơn nữa, đòi hỏi quyết tâm và trách nhiệm cao hơn từ ban chỉ đạo đến những người người trực tiếp thực hiện; cần xây dựng cho được phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả. Xác định công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại là nhiệm vụ chính trị quan trọng của tất cả các bộ, ngành, địa phương trên tinh thần không có vùng cấm trong thực hiện nhiệm vụ này.

Hoàng Văn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top