Chỉ bằng một “biên bản chia di sản” không có cơ sở pháp lý, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã ra Bản án số 57/DS-PT, ngày 29/8/2014, công nhận yêu cầu đơn khởi kiện của bà Trần Thị Đào và phủ nhận quyền sở hữu về đất đai của bà Nguyễn Thị Mỹ Lợi, ở thôn Thiết Đính Bắc, thị trấn Bồng Sơn (Hoài Nhơn - Bình Định), gây ra nhiều ý kiến trái chiều, chưa được dư luận đồng thuận.
Nhà và đất vườn của bà Nguyễn Thị Mỹ Lợi.
“Biên bản chia di sản” không có cơ sở pháp lý!
Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), bà Bùi Thị Cẩm rời quê hương, cùng hai con là Trần Ngọc Bích và Trần Thị Đào vào TP. Hồ Chí Minh sinh sống. Một thời gian sau, bà Cẩm mất, ông Bích ra nước ngoài sinh sống, lúc này bà Đào không hiểu tìm đâu được “Biên bản chia di sản” để về quê khởi kiện bà Nguyễn Thị Mỹ Lợi, người đang sinh sống yên ổn trên diện tích đất mà bà Đào cho là của gia đình bà.
Ngày 31/3/2008, hai anh em bà Đào gửi đơn khởi kiện đến TAND tỉnh Bình Định (từ nước ngoài ông Bích ủy quyền cho bà Đào) đòi lấy lại toàn bộ 200m2 đất nhà ở và 5.594m2 đất vườn của bà Lợi, tại thôn Thiết Đính Bắc. Qua hai phiên tòa cấp sơ thẩm, TAND tỉnh Bình Định đã công nhận quyền sở hữu toàn bộ diện tích đất này của bà Lợi. Cụ thể, ở Bản án số 03/2014/DSST ngày 20/5/2014, bác yêu cầu của nguyên đơn (bà Đào) đòi lại diện tích đất nhà ở và đất vườn của bà Lợi. Đồng thời, bác yêu cầu hủy Giấy chứng nhận QSDĐ số 00856/QSDĐ/A15 ngày 21/02/1997 của UBND huyện Hoài Nhơn đã cấp cho hộ ông Bùi Mon (chồng bà Lợi).
Các bản án của tòa sơ thẩm khá sâu sát, cụ thể, thể hiện rõ quan điểm đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua Luật Đất đai.
Thế nhưng, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng lại có quyết định khác, ở Bản án số 57/DS-PT ngày 29/8/2014, Tòa tối cao lại chỉ căn cứ vào “Biên bản chia di sản” không có cơ sở pháp lý để “xét thấy” và “quyết định”, gây bức xúc dư luận.
“Biên bản chia di sản” có 5 trang, bằng chữ chì đánh máy rất mờ và nhòa. Nội dung gồm 38 số hiệu về đất, trong đó, bà Bùi Thị Cẩm có 7 khoảng. Và khoảng đất có số hiệu 49, diện tích 01 mẫu, 02 sào, 02 thước chính là diện tích đất mà bà Đào cho là đất của gia đình bà.
Câu hỏi đặt ra là, Tòa phúc thẩm đã thẩm định tính pháp lý của “Biên bản chia di sản” hay chưa? Biên bản này có đúng sự thật? Nếu làm rõ được điều này mới có cơ sở để khẳng định thửa đất đang tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ai. Chưa kể biên bản này không có bất kỳ chữ ký nào của đương sự, không có chứng thực của chính quyền địa phương, hay một cơ quan có thẩm quyền nào khác; đặc biệt, không có chữ ký của thẩm phán, không có con dấu của tòa. Vậy, ai chứng thực bản phân chia di sản này do thẩm phán Võ Trọng Khoa thụ lý giải quyết vào thời điểm 1951. Theo quy định của pháp luật, chứng cứ này không có hiệu lực pháp lý, chắc tòa phúc thẩm biết rõ?
“Biên bản chia di sản” không có thực là vậy, nhưng cuối biên bản lại có dấu “sao y bản chính” TL tỉnh trưởng Bình Định chủ sự hành chánh vào ngày 11/12/1970. Vậy bản chính ở đâu, ai giữ và hiện nay đã đưa ra để tòa đối chiếu chưa? Hơn nữa, “Biên bản chia di sản” là của ủy ban kháng chiến Việt Minh, còn “sao y bản chính” là của chế độ ngụy quyền, liệu có phù hợp với thủ tục hành chính? Điều bất hợp lý nữa là đầu “Biên bản chia di sản” ghi ngày 16/01/1951, nhưng cuối biên bản được Chủ tịch UBND xã Hoài Tân ký tên và đóng dấu ngày 15/05/1951, nhưng lại không thấy chữ ký và con dấu.
Biên bản chia di sản.
Có đúng chủ trương, chính sách?
Có thể nói, Bản án số 57/DS-PT ngày 29/8/2014 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thứ nhất, Tòa đã đi ngược lại Chỉ thị 299/TTg, ngày 10/1/1980 của Thủ tướng Chính phủ về việc đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước; Quyết định số 201-CP, ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về việc thống nhất ruộng đất về tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước. Theo đó, hồ sơ địa chính được xác lập chính thức trong phạm vi cả nước vào năm 1982. Vào các thời điểm ấy, tại sao bà Đào không về Hoài Nhơn kê khai lại ruộng đất thực hiện quyền công dân của mình trước pháp luật?
Thứ hai, trên cơ sở hồ sơ địa chính 1982, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 64/CP, ngày 27/9/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Theo đó, hồ sơ địa chính theo Nghị định 64/CP được chính thức xác lập vào năm 1977. Dựa vào nghị định này, các cấp chính quyền địa phương và các ngành chức năng huyện Hoài Nhơn đã cân đối hộ gia đình chính sách của bà Nguyễn Thị Mỹ Lợi (chồng là ông Bùi Mon, thương binh, tỷ lệ thương tật 61%), với 6 khẩu, diện tích là 6874m2, trong đó có đất canh tác, đất xây dựng nhà ở và đất vườn, sử dụng lâu dài không thời hạn.
Từ đây, trên bản đồ và sổ mục kê khai đất của Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Hoài Nhơn có tên hộ bà Nguyễn Thị Mỹ Lợi, với Giấy chứng nhận QSDĐ có ký hiệu vào sổ 00856/A15, cấp ngày 21/2/1997. Thế nhưng, với Bản án số 57/DS-PT, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã phủ nhận quyền và lợi ích hợp pháp của hộ gia đình chính sách, đi ngược lại chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Lợi với đầy đủ các chứng cứ về đất đai đang kháng nghị Giám đốc thẩm.
Trước những phán quyết vô lý của tòa, bà Lợi nhiều lần kháng nghị lên Giám đốc thẩm, nhưng không hiểu vì sao, ngày 17/02/2016, thẩm phán TAND tối cao Lê Văn Minh lại thừa lệnh chánh án, ban hành Thông báo số 32/TB-GĐKT-II, thông báo cho bà Nguyễn Thị Mỹ Lợi, lãnh đạo ngành tòa án từ Trung ương đến địa phương và Cục Thi hành án dân sự tại TP.Đà Nẵng biết là “không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo Bản án dân sự phúc thẩm số 57, ngày 29/8/2014”.
Một lần nữa, TAND tối cao tại Đà Nẵng lại đi ngược với quyền lợi hợp pháp của người dân, khiến dư luận tiếp tục đặt câu hỏi: Liệu có điều gì khuất tất sau câu chuyện “bỗng dưng đòi đất” này hay không?
Rất mong các cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc, xác minh đầy đủ chứng cứ trước khi đưa ra phán quyết, tránh tạo tiền lệ xấu trong giải quyết khiến nại liên quan đến vấn đề đất đai.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Phi Công
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.