KTNT - Trong thời gian phát hành hồ sơ mời thầu, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) bị tố có dấu hiệu vi phạm trong dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khi không minh bạch thông tin, có dấu hiệu “thông thầu”…
Trong đơn gửi tới Báo Kinh tế nông thôn, những doanh nghiệp tham gia đấu thầu gói thầu thi công xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị giai đoạn 2 thuộc dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất của ACV tố cáo doanh nghiệp này có hành vi gian lận, vi phạm quy định về việc ghi rõ nguồn gốc, nhãn hiệu sản phẩm… khi xây dựng nhà ga T2.
Cụ thể, các doanh nghiệp tố cáo ACV đã có dấu hiệu “thông thầu”, một hành vi bị cấm theo Điều 89, Luật Đấu thầu 2013. Trong hồ sơ mời thầu tại phụ lục 4 của danh mục vật tư phần thiết bị có ghi: “Do đặc thù của công trình mở rộng, đề nghị nhà thầu chọn các loại vật tư/thiết bị tương thích với các hệ thống hiện hữu”. Tại phụ lục 3 (phần 2) về mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật (Spec) của vật liệu, thiết bị hệ thống, M&E, TE yêu cầu nhà thầu cung cấp thỏa thuận, hợp đồng nguyên tắc… về việc cung cấp toàn bộ các chủng loại máy, thiết bị lắp đặt. Tại phụ lục 4 trong hồ sơ mời thầu, danh mục vật tư máy móc, thiết bị yêu cầu phải có giấy phép của nhà sản xuất, đối với nhà thầu phụ đặc biệt không áp dụng. Có một nghịch lý là, trong khi giai đoạn 1 của dự án cho phép được cung cấp từ nhà phân phối, đại lý nhưng giai đoạn 2 thì không?
Ngoài ra, các doanh nghiệp tham gia đấu thầu cũng tố cáo hành vi gian lận và không đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu. Cụ thể, họ tố cáo ACV cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu ghi công trình công cộng, nhóm A - cấp đặc biệt, sau đó lại có công văn sửa đổi cấp công trình từ cấp đặc biệt thành cấp 1. Trong Công văn số 2622/TCTCHKVN ngày 15/11/2016 về việc làm rõ hồ sơ mời thầu lần 2 có thể hiện nhà thầu phải có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với 9 hạng mục chính của gói thầu (hạng mục kết cấu thép hệ vị kèo mái nhà ga hệ thống băng chuyền hành lý, hệ thống màn hình thông báo chuyến bay FIDS, thiết bị dung chung CUTE, mạng/điện thoại SCN/PABX…).
Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam bị “tố” không minh bạch thông tin mời thầu khi xây dựng nhà ga T2 Sân bay Tân Sơn Nhất.
Liên quan tới vấn đề này, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Đỗ Tất Bình, Phó tổng giám đốc ACV cùng đại diện các phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp này. Theo đó, ông Đỗ Tất Bình cho rằng, ACV đã công khai, minh bạch thông tin về việc mời thầu gói thầu thi công xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị - giai đoạn 2, thuộc dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Lý giải về việc ban đầu cấp công trình thuộc nhóm A - cấp đặc biệt sau chuyển thành cấp 1, ông Bình nói: Việc nhà ga hàng không với công suất phục vụ trên 10 triệu hành khách/năm thuộc cấp đặc biệt theo đúng tinh thần của Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tuy nhiên, đây là dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2, là một phần trong tổng thể công trình Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nên có sự thay đổi về cấp công trình được thể hiện trong Công văn 2579/TCTCHK ngày 10/11/2016 về việc sửa đổi hồ sơ mời thầu lần 1.
Liên quan tới vấn đề công khai, minh bạch trong quá trình đầu thầu, cụ thể trong hồ sơ mời thầu thể hiện yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, đại diện ACV cũng thông tin đã sửa đổi hồ sơ mời thầu và gửi cho tất cả các nhà thầu trước 10 ngày theo đúng quy định của Luật Đấu thầu. Tất cả các nhà thầu đều nhận được bản thông báo qua địa chỉ nhà thầu đã cung cấp trước đó và đều có bản xác nhận đã nhận được thông tin qua cả địa chỉ email và đường thư tín. Tuy nhiên, cũng có nhà thầu không nhận được văn bản sửa đổi trên khiến việc tiếp cận thông tin về gói thầu bị hạn chế. Đại diện của ACV cũng thừa nhận, do thời gian gấp rút, chỉ còn 1 ngày là đóng thầu nhưng vẫn có người mua hồ sơ mời thầu nên việc truyền tải thông tin còn hạn chế.
Theo các doanh nghiệp tham gia đấu thầu, trước khi ACV có công văn điều chỉnh, hầu hết các nhà thầu mua hồ sơ xong, kiểm tra tính đáp ứng và thấy mình bị loại nên đã từ bỏ ý định nộp hồ sơ dự thầu. Như vậy, những điều kiện ban đầu ACV cố tình đưa ra đã góp phần loại không ít nhà thầu ngay từ đầu.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin sự việc này tới bạn đọc.
P.V
ọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.