Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 18 tháng 11 năm 2014 | 2:3

Tổng công ty CP Sông Hồng lên tiếng về một số kiến nghị của cổ đông

KTNT - Sau khi báo Kinh tế nông thôn có bài phản ánh một số kiến nghị cổ đông nêu ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niên Tổng công ty CP Sông Hồng năm 2014, Ban biên tập nhận được phản hồi từ Hội đồng quản trị doanh nghiệp này.
 
 

Cụ thể như sau:
  
1. Liên quan đến ý kiến cổ đông về việc 2 năm mới tổ chức Đại hội cổ đông một lần.
 
Về vấn đề này, tại Đại hội đồng cổ đông, đồng chí Chủ tịch HĐQT TCT đã tiếp thu và giải thích như sau: Từ cuối năm 2012 và trong năm 2013, thành phần nhân sự HĐQT TCT có nhiều thay đổi (2/5 đồng chí UV HĐQT nghỉ hưu theo chế độ, trong đó có cả đồng chí Chủ tịch HĐQT). Khi đó Tổng công ty đã có kế hoạch kiện toàn xong công tác tổ chức mới tiến hành Đại hội cổ đông năm 2013 để trình đại hội cổ đông thông qua một lần.
 
Tuy nhiên, việc thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đã kéo dài thời gian kiện toàn công tác nhân sự, dẫn đến không đáp ứng được kế hoạch đã đề ra, thời gian tổ chức đại hội cổ đông đã bị kéo dài đến năm 2014.
 
Mặt khác, trong thời gian này, bản thân đồng chí Quyền Chủ tịch HĐQT cũng gặp nhiều khó khăn do phải đảm đương nhiều cương vị công tác, công việc quá nhiều nên ảnh hưởng một phần đến công tác chuẩn bị đại hội. Đại hội đã thống nhất với giải trình của HĐQT và biểu quyết 100% thông qua.
  
2.  Ý kiến của cổ đông về trách nhiệm của HĐQT đối với việc Tổng công ty 3 năm chưa chia được cổ tức?
 
Đối với năm 2011 - 2012: Giai đoạn này, đồng chí Nguyễn Quang Mẫn là Chủ tịch HĐQT TCT, giữ vai trò người Tổ trưởng đại diện phần vốn nhà nước. Cụ thể:
 
Năm 2011: Ngày 29/6/2012 Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 của Tổng công ty CP Sông Hồng đã ban hành Nghị quyết số 1060/NQ-ĐHĐCĐ thông qua phương án chia cổ tức là 7% theo kết quả SXKD tại Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty với số tiền là 18,9 tỷ đồng và uỷ quyền cho Hội đồng quản trị TCT thực hiện việc chi trả cổ tức này. Ngày 10/01/2014, Hội đồng quản trị Tổng công ty báo cáo trình xin ý kiến Bộ Xây dựng thay hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu. Theo đó, ngày 07/4/2014, Bộ Xây dựng có ý kiến tại văn bản số 609/BXD-QLDN gửi Người đại diện quản lý vốn của Tổng công ty như sau: “Lợi nhuận sau thuế được phân phối năm 2011 của Tổng công ty là 4,85 tỷ đồng, do đó Tổng công ty không đủ điều kiện chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 1:0,7 tương đương với tỷ lệ phát hành thêm là 18,9 tỷ đồng theo quy định tại Thông tư 130/2012/TT-BTC ngày 10/8/2012”.
 
Như vậy, phương án chia cổ tức năm 2011 đã được cổ đông lớn (Bộ Xây dựng) thống nhất thay đổi, để thực hiện đúng quy định hiện hành, mặt khác căn cứ vào tình hình tài chính của Doanh nghiệp, Hội đồng quản trị Tổng công ty báo cáo và trình Đại hội đồng cổ đông xem xét thông qua việc sửa đổi phương án chia cổ tức năm 2011 và nội dung này đã được Đại hội biểu quyết thông qua 100%.
 
Năm 2012: Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty mẹ và hợp nhất toàn Tổng công ty năm 2012; Thông tư 130/2012/TT-BTC ngày 10/8/2012 và công văn số 1543/UBCK-QLPH ngày 27/5/2011 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước thì trong năm 2012 LNST trên BCTC hợp nhất Tổng công ty (4,128 tỷ  đồng) nhỏ hơn LNST trên BCTC Công ty mẹ Tổng công ty (11,815 tỷ đồng). Vì lợi nhuận theo BCTC hợp nhất năm 2012 là quá nhỏ. Do đó, HĐQT Tổng công ty  đã trình  Bộ Xây dựng và Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2012 theo kết quả của báo cáo tài chính hợp nhất  là trích lập các quỹ là 1,238 tỷ đồng, lợi nhuận còn lại là: 2,889 tỷ đồng bổ sung vào lợi nhuận để lại.
 
Đối với năm 2013:
 
Giai đoạn này, nhân sự trong HĐQT có sự thay đổi: 3 đ/c là Nguyễn Quang Mẫn, Kiều Văn Linh, Phùng Minh Bằng thôi tham gia công tác UV HĐQT. HĐQT TCT chỉ còn lại ông Đặng Tiên Phong và ông Nguyễn Văn Hiến. Thời điểm này ông Đặng Tiên Phong - Tổng giám đốc kiêm Quyền Chủ tịch HĐQT, Quyền Bí thư Đảng ủy, vừa phải tập trung kiện toàn công tác Đảng, công tác nhân sự, vừa phải điều hành trong điều kiện nền kinh tế khó khăn đã hết sức cố gắng để đạt được kết quả SXKD Công ty Mẹ có lãi và giảm thiểu tối đa thua lỗ của các công ty thành viên, giải quyết những vấn đề tồn tại của giai đoạn trước.
 
Năm 2013 kết quả SXKD Công ty Mẹ lãi 11,2 tỷ đồng, song lợi nhuận sau khi hợp nhất với các đơn vị thành viên thì chưa có lãi, chính vì vậy HĐQT đã trình Bộ Xây dựng và Đại hội đồng cổ đông không phân phối lợi nhuận năm 2013.
 
Với báo cáo của Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động SXKD năm 2012, 2013 và kế hoạch SXKD năm 2014, giải pháp năm 2015, cùng với việc kiện toàn đổi mới tới 60% bộ máy HĐQT (thay đổi 3/5 thành viên), bổ nhiệm Tổng giám đốc mới, các cổ đông nhất trí thông qua với tỷ lệ biểu quyết 100% tổng số cổ phần tham dự họp.
 
Định hướng và các giải pháp của HĐQT Tổng công ty để có cổ tức chia cho cổ đông.
 
HĐQT Tổng công ty đặc biệt coi trọng vấn đề làm thế nào để hoạt động SXKD có hiệu quả, có lợi nhuận và cổ đông được chia cổ tức, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết dứt điểm trong năm 2015. Tổng công ty xác định đặt giải pháp Tái cấu trúc lên hàng đầu, chỉ có Tái cấu trúc, thoái vốn tại những Công ty thành viên làm ăn thua lỗ mới có thể giải quyết dứt điểm những tồn đọng cũ, tạo ra được sự đổi mới thực sự về lượng và chất để Tổng công ty cất cánh, mở ra con đường làm ăn hiệu quả và phát triển. Tổng công ty đã xây dựng đề án Tái cấu trúc và đang trình Bộ Xây dựng thông qua và quyết tâm thực hiện ngay trong năm 2015. Do vậy với hiệu quả của công tác Tái cấu trúc cùng giải pháp SXKD mang tính đột phá về tài chính, kinh tế, nâng cao quản trị nguồn nhân lực và công tác đấu thầu, tìm kiếm mở rộng thị trường, đầu tư các dự án kinh doanh, chắc chắn sẽ đem lại kết quả SXKD tốt cho Tổng công ty trong năm 2015 và những năm tiếp theo, đảm bảo có lợi nhuận và cổ tức, đáp ứng sự hài lòng cho các cổ đông.
 
 
3. Về ý kiến cho rằng Tổng công ty có đến 9 Phó tổng giám đốc có vi phạm quy định không?
 
Về thực chất, trong Ban điều hành SXKD của Tổng công ty chỉ có 6 Phó Tổng giám đốc hưởng lương, chế độ và trực tiếp tham gia điều hành:
 
1. Đồng chí Nguyễn Văn Hiến - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó TGĐ TCT.
 
2. Đồng chí Mai Văn Đông - Phó Tổng giám đốc TCT.
 
3. Đồng chí Phùng Minh Bằng - Phó Tổng giám đốc, kiêm Kế toán trưởng TCT.
 
4. Đồng chí Nguyễn Đức Toàn - Phó Tổng giám đốc TCT.
 
5. Đồng chí Trần Huy Hoàng - Phó Tổng giám đốc TCT.
 
6. Đồng chí Phùng Quang Hải - Phó Tổng giám đốc TCT.
 
Hai UV chuyên trách HĐQT Phan Việt Anh và Lã Tuấn Hưng được giao nhiệm vụ kiêm nhiệm Phó Tổng giám đốc trong một thời gian ngắn để tăng cường năng lực điều hành cho Ban Tổng giám đốc vừa mới hoàn thiện bổ sung nhân sự mới, hỗ trợ Ban điều hành giải quyết dứt điểm một số công việc còn đang dang dở. Ngay sau Đại hội, Ban Thường vụ Đảng ủy và Hội đồng quản trị Tổng công ty đã họp và thống nhất xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Xây dựng để 2 đồng chí UV HĐQT này  thôi kiêm nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc Tổng công ty để tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyên trách HĐQT TCT.
 
Đồng chí Nguyễn Tất Thành mang hàm Phó Tổng giám đốc chỉ giúp đỡ các hoạt động ngoại giao của Tổng công ty ở khu vực phía Nam mà không hưởng thù lao và không điều hành tại Tổng công ty. Hiện đồng chí là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Hồng Sài Gòn trực tiếp quản lý điều hành đơn vị, hưởng lương và chế độ tại đơn vị này.
 
Ban biên tập báo Kinh tế nông thôn hoan nghênh tinh thần phối hợp giải quyết vụ việc báo nêu của Hội đồng quản trị Tổng công ty CP Sông Hồng.
 
Ban bạn đọc
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top