TP. HCM vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn nhất từ trước tới nay, thu giữ 179 bánh heroin, cùng 4 tỉ đồng tiền mặt, 2 xe ô tô.
Qua nguồn tin trinh sát, cơ quan chức năng đã bám sát theo dõi 179 bánh heroin được các đối tượng thay nhau vận chuyển vào TP.HCM.
Khoảng 17 giờ 30 ngày 11/7, khi các đối tượng giao hàng tại một chung cư ở Q.Tân Phú (TP.HCM) thì các trinh sát ập vào bắt quả tang. Ngoài đối tượng Hiệu, công an còn bắt giữ 6 người khác thường trú tại TP.HCM và Nghệ An.
Tang vật thu giữ là 179 bánh heroin, cùng 4 tỉ đồng tiền mặt, 2 xe ô tô... Được biết, đây là vụ mua bán, vận chuyển ma túy lớn nhất từ trước tới nay tại TP. HCM
Hà Nội: Thu giữ hàng tấn thuốc thú y giả, kém chất lượng
Mới đây, Đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ NN&PTNT kiểm tra đột xuất Công ty Cổ phần Dược vật tư thú y Đông Á (xã Dương Xá, Gia Lâm - Hà Nội) phát hiện, thu giữ hàng tấn thuốc thú y giả, kém chất lượng.
Tang vật thu giữ là các loại thuốc thú y gồm: SULFA-TRI loại 1kg/gói, số lượng sản xuất là 91 kg; Iodin loại 1 lít/lọ, số lượng sản xuất là 500 lít; Para C30% số lượng sản xuất là 100 kg; Doxy 50, số lượng sản xuất là 60kg; Long đờm số lượng sản xuất là 1.598kg.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành Bộ NN&PTNT, đây là hành vi mới trong làm giả thuốc thú y. Thông qua hợp đồng mua bán thuốc thú y với Công ty Cổ phần Sóng Hồng (gọi tắt là Công ty Sóng Hồng - doanh nghiệp có Giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc thú y (GMP) đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y), Công ty Cổ phần Dược và vật tư thú y Đông Á (gọi tắt là Công ty Đông Á) đã tự ý in ấn mẫu mã và tem chống giả để trà trộn vào sản phẩm đảm bảo chất lượng của Công ty Sóng Hồng sau đó đưa ra lưu thông trên thị trường ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Hành vi sản xuất thuốc thú y tại Công ty Đông Á cũng như các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chưa được đăng ký lưu hành là vi phạm quy định pháp luật về quản lý thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi…
“Đây là hành vi mới về làm giả thuốc thú y. Việc tự in bao bì mẫu mã rồi cung cấp cho nơi gia công đây là kẽ hở dễ bị lợi dụng để làm giả thuốc ngoài danh mục. Hiện, chưa đánh giá mức độ thiệt hại nhưng về quy định các sản phẩm phải đảm bảo điều kiện sản xuất thì mới được sản xuất. Các tang vật thu giữ tại hiện trường, cơ quan công an đang làm việc để xác định quy mô, mức độ vi phạm để xử lý”, ông Dũng nói.
Công bố hàng loạt vi phạm tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam
Bộ Công Thương vừa ban hành kết luận kiểm tra đối với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam. Theo đó, các sản phẩm của hệ thống cửa hàng Mumuso có đến 99,3% hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc, phần còn lại là hàng hóa, sản phẩm khác trong nước.
Trước đó, ngày 25/5, Bộ Công Thương có Quyết định số 1809/QĐ-BCT về việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam.
Bộ Công thương chỉ rõ, tại thị trường Hàn Quốc, không có chuỗi cửa hàng thương hiệu Mumuso. Bộ Công thương đã chỉ ra nhiều dấu hiệu vi phạm của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam như: Công ty có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng.
Công ty có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh (quảng cáo gây nhầm lẫn về nơi sản xuất hàng hóa nhằm cạnh tranh không lành mạnh).
Công ty có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa. Kết quả kiểm tra cho thấy: một số mặt hàng có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, có nhãn phụ bằng tiếng Việt nhưng có nội dung không phù hợp với hồ sơ công bố và hồ sơ nhập khẩu.
Đồng thời, kết luận của Bộ Công Thương cũng cho thấy, công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật về công bố sản phẩm.
Công ty không cung cấp chính xác thông tin liên quan đến trách nhiệm thông báo website đến Bộ Công Thương. Đây là dấu hiệu vi phạm pháp luật về thương mại điện tử.
Căn cứ kết quả kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.