Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 19 tháng 8 năm 2018 | 18:51

TP. Hồ Chí Minh sẽ thu hồi dự án sau 3 năm chưa triển khai

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại Hội nghị công bố Nghị quyết 80/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020).

Tại hội nghị, ông Nguyễn Thành Phong đưa ra thông tin: Hiện đất nông nghiệp của TP.HCM chiếm trên 50% cơ cấu đất của thành phố nhưng chỉ đóng góp chưa đến 1% tổng thu nhập quốc dân (GDP). Vì vậy, việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là điều cần thiết, tạo nền tảng cho sự phát triển thương mại, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật của thành phố…
 
Tuy nhiên, cần đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, chống lãng phí trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố. Đồng thời, phải công khai thông tin các dự án thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để người dân được biết, cùng với đó là giám sát, đảm bảo quyền lợi cho những hộ dân bị ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh quy hoạch.
ntd.jpg
TP.HCM sẽ thu hồi những dự án không triển khai sau 3 năm. Ảnh minh họa.

 

Ông Phong cho rằng, việc công khai thông tin không chỉ giúp các nhà đầu tư thuận lợi hơn trong thực hiện dự án mà còn tạo điều kiện để cơ quan quản lý giám sát, theo dõi quá trình thực hiện, tiến độ dự án đầu tư, đảm bảo quyền lợi của người có đất. Trên cơ sở đó, có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai.
 
Để hoàn thành được các mục tiêu điều chỉnh quy hoạch, ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phải rà soát lại toàn bộ các dự án chậm triển khai, có phương án xử lý theo hướng: những dự án nào sau 3 năm không triển khai thì sẽ công bố hủy bỏ, thu hồi, đồng thời giải quyết đảm bảo quyền lợi cho người dân.
 
Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cũng khẳng định, chính quyền luôn sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ hết sức cho các doanh nghiệp vào đầu tư, tuy nhiên, thành phố không chấp nhận các kiểu làm ăn không đúng quy định pháp luật.
 
 
Hà Nội: Người dân bức xúc vì đất chưa “sạch” đã giao cho chủ đầu tư
 
Công tác GPMB vẫn chưa thực hiện xong nhưng chủ đầu tư đã thực hiện xong Dự án được 90%, khiến cho người dân bỏ tiền mua nhà tại dự án "Khu nhà ở Mễ Trì Thượng" rơi vào cảnh khóc dở, mếu dở...
 
Theo phản ánh của của bà Lê Thị Hằng, người mua nhà tại dự án “Đầu tư xây dựng khu nhà ở Mễ Trì Thượng” của chủ đầu tư là Công ty cổ phần kinh doanh Phát triển nhà và Đô thị Hà Nội (HANHUD), năm 2007, gia đình bà có ký hợp đồng nhượng bán nhà xây thô với HANHUD có trụ sở tại xã Tứ Hiệp (Thanh Trì  - Hà Nội) do ông Phạm Duy Cương làm Giám đốc, với diện tích đất là 105,6m2 và diện tích xây dựng là 284,8 m2. Tổng giá trị hợp đồng trong thời điểm đó (tạm tính) khoảng 1,7 tỷ đồng (làm tròn số - PV).
 
Đến năm 2009, Công ty đề nghị điều chỉnh giá xây thô từ 1.700.000 đ/m2 lên 2.700.000 đ/m2 và cam kết bàn giao nhà xây thô cho khách hàng vào tháng 10/2009.
 
“Chúng tôi cũng đồng ý và đã ký tiếp các Phụ lục Hợp đồng và nộp tiền xây thô. Tóm lại là bên A yêu cầu gì chúng tôi đều thực hiện, chỉ yêu cầu chủ đầu tư cố gắng thực hiện đúng cam kết”, bà Hằng chia sẻ.
plput.jpg
plput1.jpg
Đơn kêu cứu (Ảnh:Pháp luật Plus). 

 

Theo tài liệu mà phóng viên thu thập được, hiện tại, dự án “Khu nhà ở Mễ Trì Thượng” đã thực hiện được 90%, các nhà liền kề và chung cư hầu hết đã được hoàn thành, người dân đã đến sinh sống tại đây.
 
Tuy nhiên, tại khu dự án này vẫn tồn tại 04 lô đất liền kề chưa được triển khai xây dựng và đang được trưng dụng làm bãi tập kết vật liệu xây dựng. Đây cũng chính là lô đất mà gia đình bà Hằng và ba người khác bỏ tiền đầu tư vào HANHUD.
 
Trao đổi với báo chí, ông Trịnh Đình Hùng (chồng bà Hằng) cho biết: “Gia đình chúng tôi đã nhiều lần gửi kiến nghị lên công ty yêu cầu giải quyết, thậm chí có những cuộc họp giữa các bên. Nhưng đến nay đã hơn 10 năm, chúng tôi chỉ nhận được lời hứa hão”.
 
“Để trả tiền mua nhà, chúng tôi phải đi vay ngân hàng, lãi suất vẫn đều đặn trả hàng tháng. Việc chậm trễ bàn giao nhà của HANHUD ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và thu nhập của gia đình chúng tôi”,  ông Hùng bức xúc.
 
Trao đổi với đại diện HANHUD, ông Lê Đình Giáp khẳng định là còn 04 lô đất chưa xây dựng được và nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm trễ giao nhà cho các nhà đầu tư là vướng mắc về công tác GPMB.
plput2.jpg
plput3.jpg
Bản đồ quy hoạch dự án "Khu nhà ở Mễ Trì Thượng" (màu xanh là những khu chưa được GPMB) và 04 lô đất mà gia đình đã mua trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng.

 

 “Dự án đã được hoàn thành 90%, nhưng khu đất mà gia đình bà Hằng đã mua chưa được xây dựng vì trước đây là thuộc sở hữu của gia đình ông Đỗ Hữu Quang. Qua nhiều lần thỏa thuận giữa chính quyền và các bên có liên quan vẫn chưa thống nhất được phương án đền bù cho gia đình ông Quang”, ông Giáp nói.

Lẽ ra khi Dự án đã được phê duyệt  thì công tác GPMB phải được chính quyền địa phương lên phương án đền bù, đồng thời công tác di dời và đảm bảo cuộc sống các hộ dân nằm trong quy hoạch phải thực hiện một cách rốt ráo trả mặt bằng “sạch” cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án.
 
Tuy nhiên, cho đến nay, không hiểu vì lý do gì, UBND quận Nam Từ Liêm vẫn thờ ơ với việc GPMB tại dự án trên, thậm chí còn lúng túng trong việc đưa ra phương án giải quyết. Dẫn đến nhà đầu tư thiệt đơn thiệt kép trong hơn 10 năm thấp thỏm chờ đợi được giao nhà.
 
Liệu rằng UBND Quận Nam Từ Liêm, trực tiếp là Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Nam Từ Liêm có “bất lực” trong việc giải quyết những vấn đề đang gây bức xúc cho người dân tại dự án khu nhà ở Mễ Trì Thượng”?
 
Hải Phòng: Cần xử lý nghiêm hành vi xả thải gây ô nhiễm của Tập đoàn Hoàng Huy
 
Pruska Town An Đồng (huyện An Dương, TP Hải Phòng) là dự án nhà ở cho người thu nhập thấp đầu tiên tại Hải Phòng được xây dựng, mới đây đã bị cơ quan chức năng chức năng chỉ ra nhiều điểm đen liên quan tới xả thải ra môi trường của tổ hợp này.
 
Được khởi công từ tháng 3/2015, dự án khu nhà ở thu nhập thấp Hoàng Huy Pruksa Town An Đồng dự kiến hoàn thành trong quý IV/2018. Theo Tập đoàn Hoàng Huy quảng bá, sau khi hoàn thiện, Pruksa Town sẽ trở thành khu đô thị cao cấp có quy mô rộng lớn bậc nhất Hải Phòng (20,68ha), với trên 30 block nhà ở xã hội và 242 nhà liền kề cao cấp.
 
Đến tháng 4/2018, ngoài các dãy nhà chung cư 3 tầng và 5 tầng, chủ đầu tư Hoàng Huy Group đã bàn giao cho gần 1.000 căn hộ cho các gia đình đạt được chính sách mua nhà ở xã hội. Tưởng chừng công trình này đã vận hành theo đúng mong muốn của chủ đầu tư – người dân – cơ quan chức năng, nhưng thực tế 2 tháng sau đó lại khác.
 
Trung tuần tháng 6/2018, UBND huyện An Dương có báo cáo 158/BC-UBND về việc giải quyết kiến nghị cụ thể của cử tri tại kỳ họp thứ 6 HĐND huyện khóa XIX – trong đó, dự án khu nhà ở thu nhập thấp của Hoàng Huy Group bất ngờ bị nhắc tên.
 
Cụ thể, về kiến nghị UBND huyện tăng cường các biện pháp kiểm tra xả thải nước sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường của khu nhà ở cho người thu nhập thấp (Hoàng Huy) tại thôn Vĩnh Khê, xã An Đồng, huyện An Dương đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp các sở, ngành, UBND xã kiểm tra xả thải vào nguồn nước của Khu nhà ở này.
huy-hoàng-kdpl.jpg
Dự án nhà ở thu nhập thấp Pruska Town xả thải gây ô nhiễm từ nhiều tháng nay, nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn đang chờ cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước!? (Ảnh: Kinh doanh và pháp luật)

Trước đó, ngày 27/12/2017, Phòng TN&MT đã phối hợp với Sở NN&PTNT cùng các sở, ngành liên quan kiểm tra thực tế việc xả nước thải của Tập đoàn Hoàng Huy. Tới ngày 24/4/2018, Phòng TN&MT tiếp tục phối hợp với UBND xã An Đồng kiểm tra, giám sát việc xả nước thải nêu trên.

Kết quả kiểm tra cho thấy: Tập đoàn Hoàng Huy đã lập hồ sơ đề nghị UBND thành phố cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi; xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử nước thải 500m3/ngày đêm. Nước thải sinh hoạt được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý đảm bảo chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn cột A-QCVN14:2008 trước khi thải vào sông Rế.

Tuy nhiên, “nước thải sinh hoạt chưa được thu gom triệt để về hệ thống xử lý, còn rò rỉ ra mương thoát nước của khu dân cư”. Đáng chú ý, theo cơ quan chức năng cho biết, công ty báo cao là do đang trong quá trình xây dựng và chưa hoàn thiện công trình. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu Tập đoàn Hoàng Huy thu gom triệt để nước thải sinh hoạt về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra theo quy định.

Đặc biệt, Tập đoàn Hoàng Huy vẫn đang chờ UBND TP. Hải Phòng cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước. Đồng thời, doanh nghiệp này đang lên kế hoạch, phương án thoát nước ra kênh An Kim Hải thay vì chảy ra sông Rế như hiện tại.

Nhằm rộng đường dư luận về hoạt động tuân thủ pháp luật môi trường của Pruska Việt Nam – chủ đầu tư, PV đã liên lạc và gửi các nội dung liên quan (xả thải vào nguồn nước của khu dân cư, công tác thu gom, xử lý cũng như xả thải vào sông Rế ) tới bà Luông - đại diện truyền thông của Tập đoàn Hoàng Huy. Tuy nhiên, sau nhiều ngày, câu trả lời từ phía DN vẫn là sự im lặng khó hiểu (?). Đặc biệt, bà Luông nhấn mạnh: Tôi đã chuyển câu hỏi tới Ban lãnh đạo Tập đoàn. Nhưng do Ban lãnh đạo đang đi công tác nên chưa biết khi nào có thể trả lời các anh được…

 

Hà Nội chuẩn bị thu hồi đất của 22 đơn vị, dự án

Báo cáo số 789 của Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội (ngày 28/5/2018) từ tháng 10/2012 đến ngày 31/3/2018 cho biết, Hà Nội đã ra quyết định thu hồi đất với 22 đơn vị. Trong số này, dự án có diện tích bị thu hồi lớn nhất là Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương với hơn 32.491 m2 đất tại Đức Thượng, huyện Hoài Đức.

Trong danh sách 22 đơn vị, dự án bị thu hồi đất cũng có không ít những những doanh nghiệp lớn như: Công ty CP Tổng công ty công trình Đường sắt với 808,9 m2 đất bị thu hồi tại số 33 Láng Hạ, quận Đống Đa; Công ty CP Đầu tư phát triển CONTREMIM; Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội với 1.298 m2 đất bị thu hồi tại ngõ 84 Chùa Láng, Láng Thượng, quận Đống Đa… 

ha noi chuan bi thu hoi dat cua 22 don vi du an hinh 1
Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai 14 năm vẫn "bỏ hoang".

 

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, có 161 dự án chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai (chiếm 23,1%), với hình thức và mức độ khác nhau.

Nhưng con số báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi trường lại “vênh” với báo cáo Kết quả giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai vi phạm Luật Đất đai.

Tổng số dự án chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn Hà Nội theo báo cáo Hội đồng nhân dân lên tới 383. Một số quận, huyện có số dự án chậm nhiều là Hoài Đức với 51 dự án; Mê Linh 50; Nam Từ Liêm 48; Hoàng Mai 25; Bắc Từ Liêm 23...

Báo cáo của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cũng chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến các dự án chậm triển khai được đánh giá là do thay đổi chính sách đất đai; điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; thị trường bất động sản trầm lắng; chủ đầu tư không quyết liệt; quy định không xây dựng nhà cao tầng trong nội đô...

Trách nhiệm chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đối với nhóm dự án được giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất chậm 12 tháng, thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với nhóm dự án chậm 24 tháng theo tiến độ thực hiện phê duyệt, sở Quy hoạch và Kiến trúc đối với nhóm dự án chậm nguyên nhân điều chỉnh quy hoạch./.

 

 

 

 

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

  • Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Top