Đầu năm 2018, tỉnh Phú Yên phê duyệt Dự án xây dựng đô thị cao cấp vườn Phượng Hoàng, tọa lạc bên cửa Nam Đà Diễn (sông Đà Rằng).
Trong tổng diện tích dự án, có trên 50.000m2 đất rừng sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp của một số hộ dân đã bị chính quyền TP.Tuy Hòa gây áp lực chiếm dụng, gây bức xúc dư luận.
Vùng đất có đầy đủ cơ sở pháp lý
Bên bờ Nam cửa sông Đà Rằng thẳng ra biển, quanh năm nắng gió, mưa bão uy hiếp cả bãi bồi heo hút. Hậu của thời bao cấp còn nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền và nhân dân nơi đây, trong đó có việc tiếp cận đầu tư, khai thác và sử dụng vùng đất bãi bồi sao cho hợp lý. Đây là một trong những vùng đất được đưa vào Nghị quyết đầu tư trồng rừng sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi của huyện Tuy Hòa thời ấy. Thế là hai phương án này được phê duyệt và cấp đất cho hàng chục hộ dân trong năm 1992.
Qua thời gian và công sức đầu tư của người dân, vùng đất bãi bồi đã thực sự hồi sinh, đem lại công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.
Giờ đây, vùng bãi bồi đã và đang thành hình khu đô thị mới Nam TP.Tuy Hòa, được chỉ định bán sỉ 262 lô cho một tư nhân đầu cơ, làm thất thoát ngân sách nhà nước. Trong khi sự phẫn nộ của dư luận và của báo chí về chiếm đất của dân và việc bán sỉ đất chưa hạ nhiệt, TP.Tuy Hòa lại chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục gây áp lực đối với một số hộ dân để chiếm dụng đất trồng rừng sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp giao cho Dự án xây dựng đô thị cao cấp vườn Phượng Hoàng.
Các ông Lê Dậu, Huỳnh Lành, Nguyễn Văn Truyền, Trần Châu và Lê Văn Sáu đã có đơn khiếu nại đến chính quyền TP.Tuy Hòa, với đầy đủ tài liệu, chứng cứ cho dự án trồng rừng sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp. Đây là những cơ sở pháp lý khẳng định đất và tài sản có trên đất tại Dự án “Xây dựng đô thị cao cấp vườn Phượng Hoàng” phải được đền bù theo quy định pháp luật. Các bà Nguyễn Thị Liên, Trần Thị Điểm và Nguyễn Thị Hoa Hường là những người vợ, người được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các ông có tên trên.
Họ là những người nhiệt huyết với vùng bãi bồi, làm tròn trọng trách của hộ trồng rừng sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp, chẳng những đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội, mà còn tạo ra giá trị môi trường thân thiện án ngự vững bền bên bờ Nam cửa sông Đà Rằng. Thành quả ấy phải được nhà nước xem xét đền bù xứng đáng cho họ, TP.Tuy Hòa không có cơ sở pháp lý để cưỡng chế chiếm dụng trái pháp luật. Hơn nữa, giá trị môi trường vùng đất bãi bồi trong suốt 30 năm gắn bó đã được bà con đầu tư gây dựng nên, không thể bỗng chốc trở thành tài sản riêng của chủ đầu tư dự án?
Dân đòi đền bù, chính quyền đòi cưỡng chế
Dự án xây dựng đô thị cao cấp vườn Phượng Hoàng bên bờ Nam cửa sông Đà Rằng là một phần trong tổng diện tích của Dự án “Thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa” đã được UBND tỉnh Phú Yên hủy bỏ từ năm 2009. Hiện nay, được chính quyền TP.Tuy Hòa lấy lại các văn bản về thu hồi đất, áp giá đền bù... của dự án bị hủy bỏ và gây áp lực buộc các hộ dân có đất nằm trong Dự án “Xây dựng đô thị cao cấp vườn Phượng Hoàng” nhận tiền đền bù với giá 11.000 đồng/m2.
Với các biên bản vận động các hộ Nguyễn Thị Liên, Trần Thị Điểm và Nguyễn Thị Hoa Hường vào các ngày 21/12/2018 và 09/01/2019, các cấp chính quyền TP.Tuy Hòa lại đưa các văn bản không còn giá trị ấy ra buộc các hộ phải thực hiện.
Nói về góc độ chính quyền, khi các văn bản này có hiệu lực trước năm 2009, các hộ dân đã có nhiều đơn thư khiếu nại lên các bộ, ngành và Thủ tướng Chính phủ, đề nghị tỉnh Phú Yên phải thực hiện đền bù về đất đai cho họ theo quy định pháp luật. Nay, bà con tiếp tục đòi đền bù ở Dự án xây dựng đô thị cao cấp vườn Phượng Hoàng đến chính quyền tỉnh Phú Yên và xin ý kiến của các bộ, ngành Trung ương. Qua đó, ngày 17/10/2017, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) đã có văn bản số 1837/TCQLĐĐ-CKTPQĐ phúc đáp công văn số 1060/STNMT-QLĐĐ ngày 28/4/2017 của Sở TN&MT Phú Yên “V/v thực hiện Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, ngày 6/01/2017 của Chính phủ”, Tổng cục có ý kiến như sau: “Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất thuộc đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển mà có quyết định giao, nay nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 61 và 62 của Luật Đất đai, được bồi thường về đất: Theo quy định tại khoản 1, Điều 77 và điểm a, khoản 1, Điều 100 của Luật Đất đai (2013); khoản 2, Điều 74, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; và, khoản 1, Điều 6, Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT, ngày 27/01/2015 của Bộ TN&MT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ”.
Nội dung nói trên là cơ sở pháp lý và căn cứ pháp luật, các hộ dân đề nghị các cấp chính quyền TP.Tuy Hòa phải thiết lập phương án đền bù một cách công khai và đền bù thỏa đáng. Những chứng cứ bà con đưa ra bao gồm: Các quyết định số 94, 95, 96, 97 và 98 về việc giao đất sản xuất lâm nghiệp trong năm 1992 của UBND huyện Tuy Hòa; Biên bản giao nhận đất trồng rừng; Biên bản khảo sát thực địa; Sơ đồ giao đất giao rừng, tất cả được thể hiện ở “Sổ lâm bạ - hộ gia đình”. Tại mục 1 của Sổ lâm bạ ghi rõ: “Sổ lâm bạ này là cơ sở pháp lý để chứng nhận quyền sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng và quyền thừa kế trên diện tích đất được cấp”.
Thay lời kết
Chính quyền TP.Tuy Hòa không có cơ sở pháp lý và căn cứ pháp luật để ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất bãi bồi của các chủ hộ đã được cấp “Sổ lâm bạ” để giao đất cho cá nhân làm dự án. Các cấp chính quyền cần tạo điều kiện cho chủ đầu tư lập dự án, còn việc bồi thường như thế nào là sự thỏa thuận giữa các chủ hộ có “Sổ lâm bạ” với chủ đầu tư dự án. Vì đây là dự án của tư nhân trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, không liên quan đến lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, xã hội...
Việc gây áp lực đối với các chủ hộ có “Sổ lâm bạ” hiện nay, chẳng khác gì các cấp chính quyền Tp.Tuy Hòa làm “dịch vụ” cho chủ đầu tư dự án…
Các chủ hộ có “Sổ lâm bạ” cho biết, họ thừa sức làm dự án ngay trên vùng đất bãi bồi của mình, còn việc đầu tư cho dự án là tài năng thu hút từ nội lực và ngoại lực.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.