Sinh ra và lớn lên tại vùng quê có nghề sản xuất đậu phụ từ thế kỷ trước, Phan Văn Đạt - trai làng 9x, thôn Võng La, xã Võng La (Đông Anh - Hà Nội), sau nhiều nỗ lực đã cùng bà con khôi phục làng nghề trên 100 năm tuổi và dự thi OCOP 3 sao năm 2020.
Đậu phụ Làng Chài trên 100 tuổi
Đến gặp Phan Văn Đạt ở thôn Võng La, anh chia sẻ, nơi đây là vùng quê ven sông Hồng, có tên cổ xưa là Làng Chài (nay là thôn Võng La), có nghề làm đậu phụ truyền thống từ năm 1910 đến nay. Vì vậy, anh rất muốn vực dậy làng nghề cổ truyền này, để giới thiệu rộng rãi với bạn bè Thủ đô. Nhất là khi làng nghề đã được UBND TP. Hà Nội công nhận ngày 5/1/2019.
Mặt khác, đậu phụ Làng Chài cũng là món ăn truyền thống, được nhiều người lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày, nên phải sản xuất sạch và có thương hiệu, làng nghề mới đứng vững được. Vì vậy, tháng 7/2019, Đạt đã đứng ra vận động thành lập Hợp tác xã Thanh niên Võng La với 7 thành viên.
Đậu phụ Làng Chài cổ xưa ăn béo ngậy, dẻo thơm do được sản xuất từ đỗ tương ta, lòng vàng, hạt bóng và tròn đều. Cách làm cũng rất đơn giản, đỗ được xay bằng cối đá thủ công, cho vào vải vắt thủ công. Sau đó, đun sôi và pha chế theo cách cổ truyền của người dân Làng Chài hàng trăm năm trước. Ngày nay, khi HTX khôi phục làng nghề, vẫn sử dụng cối đá để xay đỗ, vì vậy, vẫn giữ được chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, trước khi sản xuất phải lưu ý, lấy một ít nước đậu của ngày hôm nay, cho vào vại sành ủ men chua, để sử dụng cho mẻ đậu ngày hôm sau. Song, phải tuỳ thuộc vào lượng hàng sản xuất ngày hôm sau, để có tỷ lệ men thích hợp. Ví như, ngày hôm nay để lại 20 lít, mẻ sau sẽ pha được 40kg đỗ xay, tương đương với 100kg đậu phụ truyền thống.
Điều khó nhất trong khâu sản xuất là, khi nước sôi sủi bọt phải để ý, khoảng 15 -20 phút sau xả ra nồi pha, sau đó pha nước chua ngay (theo bí quyết của người Làng Chài cổ), để đậu kết tủa và đưa lên khuôn ép. Khoảng 15 – 20 phút sau cắt đậu, thả vào nước sạch, đóng hộp.
Đặc biệt, nguyên liệu để làm đậu phụ phải là đỗ tương ta và sản phẩm OCOP phải sử dụng nguyên liệu tại chỗ, song, đỗ tương ta ở Đông Anh và Hà Nội hiện nay không còn nhiều, không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vì vậy, cũng như đa phần các cơ sở khác trên địa bàn Thủ đô, HTX phải nhập đỗ tương không biến đổi gen của nước ngoài, với giá 12.000 đồng/kg để thay thế.
Vì lý do này, đậu phụ Võng La ngày nay đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng, nhưng chất lượng chưa bằng ngày xưa, do nguyên liệu đỗ tương ta của làng nghề không còn. Hiện, đậu phụ Làng Chài được bán với giá 11.000 đồng/5 bìa đậu/kg, mỗi ngày HTX Thanh niên Võng La sản xuất được 1,5-2 tạ đỗ tương hạt, tương đương với 4,5 tạ đậu phụ.
“Đầu ra của HTX Thanh niên đang rộng mở, nếu có đơn hàng lớn vẫn đáp ứng được, do các thành viên của HTX đều giữ được nghề của cha ông mình truyền lại. Một tin vui nữa là, vừa qua, đậu phụ Làng Chài đã tham gia phân hạng đánh giá sản phẩm OCOP huyện Đông Anh, đợt 1 năm 2020, và đạt 3 sao. Hiện, đang chờ đánh giá phân hạng đợt 2 của thành phố”, anh Đạt cho biết thêm.
Hỗ trợ chủ thể tham gia OCOP 2020
Ông Nguyễn Văn Thiềng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh, cho biết: “Để động viên thế hệ trẻ tham gia OCOP, xứng đáng với địa phương đi đầu thành phố về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP, Đông Anh đã chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất trên địa bàn tham gia chương trình năm 2020, đồng thời, cử cán bộ tham mưu, giúp các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự thi. Nhất là những chủ thể mới tham gia lần đầu và trẻ như anh Đạt”.
“Huyện đã chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp với đơn vị tư vấn và các xã, thị trấn, tổ chức khảo sát, hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể hoàn thiện hồ sơ sản phẩm theo tiêu chí OCOP, tại các cơ sở sản xuất, có sản phẩm đăng ký tham gia.
Từ đó, giúp các đơn vị hiểu rõ hơn về OCOP và định hướng phát triển sản phẩm, hoàn thiện nâng cấp sản phẩm. Ví như: cải tiến, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã bao bì, tem nhãn. Đặc biệt là nâng cao năng lực quảng bá sản phẩm, xây dựng website...
Đồng thời, chủ động triển khai OCOP đến các xã, thị trấn, hoặc, cử cán bộ hỗ trợ trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, để hướng dẫn thủ tục hồ sơ sản phẩm. Tổ chức Hội đồng đánh giá, tư vấn hoàn thiện sản phẩm OCOP”, ông Thiềng nói.
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng Thường trực Chương trình XDNTM Hà Nội, cho biết: “Sau hơn 01 năm triển khai, Chương trình OCOP Đông Anh đã tạo được động lực để phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, phát huy tiềm năng và lợi thế của địa phương. Đặc biệt, sản phẩm được phát triển từ thấp đến cao và từng bước hoàn thiện, đảm bảo về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mẫu mã, được người tiêu dùng đón nhận”.
Mặt khác, Chương trình OCOP của Đông Anh đã khẳng định hướng đi đúng đắn, sâu sắc, bài bản của huyện trong việc phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị. Gắn các tổ chức sản xuất với sản phẩm, phát huy thế mạnh của địa phương, góp phần tích cực trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của Thủ đô”.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.