Hai năm qua, cuộc sống của người dân xã Tiến Thành (Yên Thành - Nghệ An) không một ngày bình yên vì trại lợn giống Bàn Vàng đóng tại xóm 6B thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Thay vì chờ cơ quan chức năng giải quyết, hàng trăm hộ dân đã kéo đến đập phá trại lợn giống để "giải tỏa" bức xúc...Liên tục xả thải trộm
Năm 2010, trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản Bàn Vàng được xây dựng trên diện tích hơn 5ha, với 700 lợn nái sinh sản, do ông Nguyễn Văn Thành làm chủ.
Mặc dù có quy mô lớn nhưng đến nay, hệ thống xử lý chất thải của trại vẫn chưa hoàn thiện. Theo quy hoạch "trên giấy" thì khu xử lý chất thải gồm 1 hầm biôga rộng 50m2, 2 hố chứa nước thải sau khi được xử lý. Tuy nhiên, trên thực tế, công trình xử lý nước thải chưa hoàn thành, ngay cả hầm biôga cũng chưa được xây, chỉ có một hố đựng nước thải che đậy bằng tấm bạt tạm bợ. Vì thế, khi nước thải vượt quá sức chứa của hầm, trang trại phải xả thải ra ngoài, gây ô nhiễm cho đập Bàn Vàng nằm ngay phía dưới trại lợn. Trong khi đó, con đập này có ý nghĩa rất quan trọng tới cuộc sống sinh hoạt của gần 150 hộ dân xóm 6B.
Cho rằng thủ phạm làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước trong đập không ai khác ngoài trại lợn giống Bàn Vàng, người dân đã kiến nghị UBND xã, đồng thời nhắc nhở chủ trại lợn ngừng xả nước thải ra đập, nhưng ông Thành vẫn bỏ ngoài tai, liên tục xả trộm nước thải chưa được xử lý ra đập.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Đại, Chủ tịch UBND xã Tiến Thành cho biết: "Vào tháng 7 vừa qua, trại lợn bắt đầu xả nước thải ra đập Bàn Vàng. Chính quyền đã làm việc với ông Thành và đề nghị chấm dứt tình trạng trên nhưng ông Thành không thực hiện. Sợ bị người dân phát hiện, tố giác hành vi nên trại lợn toàn xả thải chui vào ban đêm. Sau một thời gian, người dân âm thầm theo dõi và bắt được quả tang. Chính quyền đã mời ông Thành lên xã làm việc, kiểm điểm hành vi xả thải, phạt hành chính. Dù đã hứa chấm dứt tình trạng xả thải chui, chúng tôi cũng đã 5 lần lập biên bản xử phạt nhưng rồi đâu lại vào đấy".
Người dân đập phá trại lợn
Quá bức xúc trước việc trại lợn liên tục xả nước thải gây ô nhiễm, khoảng 23 giờ ngày 5/11, gần 200 người đã mang theo hung khí kéo nhau đến phá tường rào trại lợn, đánh bảo vệ và đập phá tài sản, gây thương tích cho một số công nhân. Ước tính tổng thiệt hại của trại lợn khoảng 360 triệu đồng.
Nhiều nhân chứng cho biết, trước hành vi đập phá của các hộ dân, 3 bảo vệ của trại lợn giống đã ra sức ngăn chặn nhưng không được, còn bị đánh trọng thương.
Nhận được tin báo, ngay lập tức Công an xã Tiến Thành đã có mặt tại hiện trường, nhưng do đám đông quá hung hăng nên Công an xã cũng đành bất lực. Đồng chí Trưởng công an xã Tiến Thành kể lại: "Chúng tôi đã cố gắng khống chế đám đông nhưng do lực lượng quá mỏng, người dân quá bức xúc nên phải sau khoảng 30 phút, chúng tôi mới trấn an được họ".
Hiện, cơ quan chức năng đã vào cuộc, điều tra làm rõ vụ việc.
Xuân Thao – Xuân Hiếu
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.