KTNT - Không đồng tình với Quyết định tại Bản án số 203/2016/DSPT ngày 18/11/2016 của Tòa án nhân dân TP. Hà Nội, buộc gia đình chị Dư Thị Diệp phải trả lại 172m2 đất do chị và người chồng quá cố là anh Đỗ Văn Thọ có công tôn tạo từ năm 1985 cho bà Nguyễn Thị Khanh (mẹ đẻ anh Thọ), chị Diệp làm đơn gửi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị Giám đốc thẩm bản án đã có hiệu lực.
Ông Nguyễn Trọng Oanh cung cấp thông tin cho phóng viên.
Để tìm hiểu bản chất sự việc, chúng tôi tìm về thôn Quan Nhân, xã Thanh Văn (Thanh Oai – Hà Nội) gặp ông Nguyễn Trọng Oanh, 74 tuổi, nguyên là trưởng thôn năm 1995. Ông Oanh cho biết: Diện tích đất hiện nay của gia đình anh Thọ - chị Diệp trước kia chỉ là một chân ruộng sâu, không người sử dụng.
Hợp tác xã nông nghiệp thời kỳ đó có giao cho anh Đỗ Văn Dũng là người giúp việc cho HTX quản lý, anh Dũng có làm một ngôi nhà nhỏ trên nền đất đó. Sau một thời gian sinh sống, gia đình anh Dũng chuyển đi Tân Lạc (Hòa Bình), khi đó anh Dũng chuyển giao lại cho ai đó không qua HTX, vì vậy HTX không công nhận việc chuyển giao này. Năm 1995, đoàn địa chính của tỉnh Hà Tây (cũ) có về đo đạc lại toàn bộ đất đai trên địa bàn, lúc đó ông Đại, bà Khanh (là cha mẹ đẻ anh Thọ) không có ý kiến gì về mảnh đất này. Từ năm 1996 đến nay, mảnh đất này mang tên anh Thọ - chị Diệp. Mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước từ năm 1996 đến nay đều do anh Thọ - chị Diệp thực hiện.
“Cá nhân tôi nhận thấy phán quyết của Tòa án nhân dân TP.Hà Nội chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Khanh và ông Đỗ Văn Đại đối với con trai Đỗ Văn Thọ là không hợp lý”, ông Oanh nói.
Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Đình Truyền, ở thôn Quan Nhân, xã Thanh Văn, cho biết: “Đất không phải là đất cha ông của ông Đại để lại, ông Phát và các anh chị em khác của anh Thọ không có quyền lợi gì ở đây”.
Theo ông Nguyễn Huy Oánh, Chủ tịch UBND xã Thanh Văn, nguồn gốc mảnh đất đó trước đây là do ông Đỗ Văn Dũng lấn chiếm đất công của làng, vốn là nền của một ngôi miếu. Sau đó ông Dũng có chuyển đổi lại cho gia đình ông Đỗ Văn Đại bằng thóc. Gia đình ông Đại khi ra đây ở có lấn một ít, sau đó để cho anh Thọ. Hiện, UBND xã không xác định được phần đất lấn chiếm ban đầu của ông Dũng là bao nhiêu, của ông Đại, bà Khanh là bao nhiêu.
Theo tài liệu phóng viên thu thập được, thửa đất hiện nay gia đình anh Thọ - chị Diệp sinh sống được anh Thọ đứng tên kê khai từ năm 1996, là thửa số 103, tờ bản đồ số 02, diện tích 334m2. Thửa đất này phù hợp với quy hoạch đất ở nông thôn và nằm trong diện danh sách hộ đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Báo cáo số 04/TB-UBND ngày 16/3/2015 của UBND xã Thanh Văn, việc chuyển nhượng đất lấn chiếm của ông Đỗ Văn Dũng cho gia đình ông Đỗ Văn Đại và bà Nguyễn Thị Khanh không có xác nhận của UBND xã.
Trong bản di chúc lưu truyền được lập ngày 14/3/2008 do ông Đỗ Văn Đại viết không hề có nội dung nào liên quan đến việc thừa kế đối với thửa đất số 103.
Bằng những chứng cứ như vậy, có thể khẳng định, mảnh đất số 103, tờ bản đồ số 02, thôn Quan Nhân, thuộc quyền sở hữu của gia đình anh Thọ, chị Diệp. Tòa án nhân dân TP.Hà Nội căn cứ vào lời khai của bà Khanh và ông Dũng để phán quyết cho bà Khanh được hưởng 172m2 đất tại thửa đất số 103 là tài sản chung của bà Khanh và ông Đại liệu có phù hợp?.
Chỉ vì sự tranh chấp này mà anh Thọ sau một lần bức xúc, huyết áp tăng cao đã bỏ lại người vợ và hai đứa con để ra đi mãi mãi.
Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xem xét Quyết định giám đốc thẩm bản án số 203/2016/DSPT ngày 18/11/2016 của Tòa án nhân dân TP.Hà Nội.
Hà Thủy
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.