Kinh nghiệm của Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là một trong số ít địa phương triển khai có hiệu quả Quyết định 497/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngay sau khi Quyết định có hiệu lực, UBND tỉnh đã ra Thông báo số 108/TB-UBND chỉ đạo các ngành triển khai thực hiện, giao Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Hà Tĩnh, các chi nhán ngân hàng thương mại phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tích cực tuyên truyền, hướng dẫn đến từng xã, phường, thậm chí là thôn, bản. Nhờ đó, tính đến ngày 31/7/2009, Hà Tĩnh đã có 2.083 khách hàng được vay vốn theo Quyết định 497, với tổng dư nợ gần 90 tỷ đồng, cao nhất toàn quốc.
Ông Nguyễn Thiện, Phó chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ kinh nghiệm: “Sở dĩ đạt được thành công đó là nhờ Hà Tĩnh biết huy động sức mạnh của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Hội Nông dân trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách tới nông dân. Hệ thống ngân hàng cũng vào cuộc mạnh mẽ bằng cách nghiên cứu kỹ các chính sách, sau đó phổ biến cho từng đối tượng được hưởng lợi”.
Nhưng không phải vì thế mà Hà Tĩnh không gặp khó khăn khi triển khai gói kích cầu. Mặc dù dẫn đầu cả nước nhưng thực tế, kết quả dư nợ gói kích cầu 497 tại Hà Tĩnh chỉ chiếm 1,67% tổng dư nợ vốn vay các gói kích cầu triển khai trong thời gian qua; chỉ có 0,7% số hộ nông dân được vay vốn. Đây là con số rất khiêm tốn so với 86% dân số là nông dân trong toàn tỉnh. Lý giải về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Tuyết Anh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho rằng, nguyên nhân là do đầu tháng 8/2009, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT đã ngừng thẩm định các món vay thuộc gói kích cầu nông nghiệp, nông thôn, trong khi hiệu lực của chính sách là đến hết năm 2009.
Trong khi đó, phía ngân hàng lại phân bua rằng, sở dĩ phải làm như vậy là để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng bởi 6 tháng đầu năm 2009, tổng dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT là 4.300 tỷ đồng, trong đó tổng dư nợ của gói kích cầu đã chiếm 30% (1.400 tỷ đồng). Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng dư nợ năm 2009 không vượt quá 20%, nhưng tăng trưởng dư nợ của Chi nhánh Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh trong 6 tháng đầu năm đã là 42%.
Cần tháo gỡ những vướng mắc
Không riêng gì Hà Tĩnh, tại nhiều địa phương khác, nông dân và các hợp tác xã cũng kêu khó tiếp cận vốn kích cầu. Anh Nguyễn Thanh Tú, Chủ nhiệm HTX Thanh Tú ở ấp 10, xã Vị Thanh (Vị Thủy – Hậu Giang) cho biết: “Khi biết thông tin cho vay có hỗ trợ lãi suất, chúng tôi đã làm hồ sơ nhưng đến nay vẫn chưa vay được vốn”.
Cũng tại Hậu Giang, qua nhiều tháng triển khai Quyết định 497, nhưng đến nay gói kích cầu này vẫn chưa phát sinh dư nợ. Lý do ngành ngân hàng đưa ra là do mùa vụ đã qua, nhu cầu về máy móc của người dân chưa cao nên họ chưa đi vay vốn.
Nhưng thực tế không phải vậy. Trao đổi với nhiều nông dân lại thấy, có những quy định trong chính sách cho vay ràng buộc làm người dân khó đáp ứng được. Cụ thể như ràng buộc mua máy nội địa, trong khi đó máy có một vài thiết bị ngoại nhập thì không thể mua được; còn mua máy tính thì vùng nông thôn ít có nhu cầu hơn ở thành thị...
Theo quy định của Quyết định 497, muốn vay được vốn phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Điều này không phải ai cũng đáp ứng được. Đơn cử như tại Hà Tĩnh, toàn tỉnh mới có 56% diện tích đất nông nghiệp được cấp quyền sử dụng.
Từ thực tế triển khai tại Hà Tĩnh, nhiều ý kiến cho rằng, để triển khai tốt Quyết định 497 cần có sự chuyển biến nhận thức của lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương; trong quá trình thực hiện phải nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc, nhất là vướng mắc về thủ tục vay vốn cho nông dân. Để quyết định có tính khả thi cao, phải tổ chức thực hiện tốt từ tỉnh xuống huyện, xã; huy động sức mạnh của các đoàn thể trong công tác tuyên truyền.
Ngoài ra, để huy động đủ lượng vốn cho nông dân vay, không nên bó hẹp ở các ngân hàng thương mại nhà nước mà cần mở rộng cho vay ở các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng khác. Bên cạnh đó, ngân hàng phải biết chia sẻ khó khăn với nông dân, phối hợp với địa phương, hội đoàn thể tuyên truyền đến từng người dân và tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể vay được vốn kích cầu. Có như thế một chính sách lớn, nhân văn của Chính phủ mới phát huy hiệu quả lâu dài, bền vững.
Phương Nguyên
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.