Khung khống chế trọng tải tại xã Trịnh Xá (TP.Phủ Lý - Hà Nam) làm thấp hơn so với quy định khiến người dân gặp không ít khó khăn khi vận chuyển hàng hóa...
Khung khống chế trọng tải thấp hơn quy định của UBND xã Trịnh Xá khiến việc vận chuyển hàng hóa của người dân gặp khó khăn.
Thông báo số 3/TB-UBND của UBND xã Trịnh Xá ngày 15/7/2013 về việc lắp đặt, bảo quản, sử dụng các khung khống chế trọng tải xe quá khổ, quá tải trên các tuyến đường trục xã nêu rõ các vị trí lắp đặt như sau: Vị trí 1, đường bê-tông trái phiếu Chính phủ giai đoạn 1 (đầu đường 497 hộ ông Tánh, thôn Đôn Vượt); vị trí 2 đường bê-tông trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2 (cầu Vàng thôn Hoàng); vị trí 3, đường 497 (trạm điện thôn An Thư); vị trí 4 đường liên xã thôn Bùi (hộ ông Dũng); vị trí 5 đường liên xã lên Đinh Xá (kênh Tây Đồng Nai); vị trí 6 đường WB hộ ông Bồn, thôn Đôn Trung; vị trí 7 đường WB hộ ông Trung, thôn Bùi. Từ vị trí 1 đến vị trí 5, khung có chiều cao 2,6m, biển trọng tải xe 5 tấn. Riêng vị trí 6 đến vị trí 7 khung chiều cao 2,4m, không cho xe chở quá 3,2 tấn.
Nhưng trên thực tế, các khung khống chế trọng tải này đều được làm với chiều cao 2,2m, thấp hơn so với thông báo của xã khiến các hộ kinh doanh vật liệu và mua vật liệu, hàng hóa gặp không ít khó khăn.
Ông Bùi Danh Sỹ, một người dân trong xã cho hay: “Việc UBND xã Trịnh Xá làm khung khống chế trọng tải để bảo vệ đường sá là đúng nhưng lại làm khung thấp hơn so với thông báo, chỗ thì có biển thông báo hạn chế chiều cao (nhưng không ghi số mét hạn chế-PV), chỗ không có, gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa”.
Cũng theo ông Sỹ, các điểm khung cột nơi thì có khóa, nơi không, chưa kể việc khóa khung cột đã làm lợi cho một số người cầm chìa khóa. Theo quy định của xã, người cầm chìa khóa trong thôn cách khung khống chế trọng tải là 1.000m. Do vậy, khi cần đến rất phiền phức và không ít tài xế phải chịu một khoản lộ phí. Ông Sỹ còn cho biết, tại điểm khung khống chế trọng tải cạnh nhà ông Trung, anh Sảng (thôn Hạ Trang) một xe chở cốt pha đã quệt vào khung khống chế, bị phạt 3,2 triệu đồng nhưng trong biên bản không ghi tiền phạt.
Làm khung khống chế trọng tải là đúng, nhưng để kinh tế phát triển và đảm bảo quyền lợi của người dân, đề nghị xã Trịnh Xá cần đo đạc, tính toán chiều cao hạn chế sao cho hợp lý, đảm bảo sự lưu thông hàng hóa cho nhân dân.
Trung Hiếu
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.