Trịnh Xuân Thanh thuộc trường hợp truy nã đỏ. Hiện nhiều nước đã nhận được lệnh truy nã này.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ sáng 17/11, đại biểu Ngô Văn Minh – Đoàn Đại biểu Quốc hội Quảng Nam đã đặt vấn đề: việc theo dõi, giám sát, quản lý đối tượng thế nào lại để Trịnh Xuân Thanh lặng lẽ ra đi, rồi phải phát lệnh truy nã, kiểu "con voi chui lọt lỗ kim" gây bất bình trong đảng viên và nhân dân.
Với câu hỏi này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Công an trả lời cho đại biểu bằng văn bản.
Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, vấn đề trên đại biểu Ngô Văn Minh đặt ra ra là đúng. Tuy nhiên Thứ trưởng cũng cho biết không nhất thiết phải công khai vì vụ án đang trong quá trình điều tra.
"Đã là điều tra có những thông tin về vụ án đưa ra đôi khi bất lợi, ví dụ như chúng ta đang họp Quốc hội, Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng. Có những việc diễn ra tại đây, nhưng chỉ một phút sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Khi vụ án khi đến giai đoạn kết thúc điều tra tất cả mọi việc sẽ sáng tỏ"- Thứ trưởng Bộ Công an cho hay.
Về ý kiến đại biểu Ngô Văn Minh dẫn lời cử tri cho rằng không thấy tên của Trịnh Xuân Thanh trên trang truy nã quốc tế của Interpol, Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết, qua kiểm tra thấy Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh từ 29/9/2016, sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam.
Trịnh Xuân Thanh thuộc trường hợp truy nã đỏ. Hiện nhiều nước đã nhận được lệnh truy nã này.
Nói về vụ án Trịnh Xuân Thanh, tướng Lê Quý Vương trình bày, đây là vụ án nhận kết quả từ công tác thanh tra, kiểm tra. Khi tiếp nhận hồ sơ phải có một quá trình nghiên cứu theo quy trình giải quyết về tin báo tố giác tội phạm, cần phải có thời gian nên đây là một cái khó cho lực lượng công an.
Tất cả những vấn đề trong vụ án phải xem xét phải nghiên cứu, trong khi nó xảy ra từ năm 2008 -2013. Tổng cộng PVC có 43 công ty, trong thời điểm đó họ cùng thực hiện 67 dự án, công trình, nhiều công trình đang làm dở dang chưa quyết toán, tất cả những yếu tố đó đặt ra áp lực lớn về công tác điều tra./.
Lệnh truy nã đỏ là quy ước truy nã phổ biến và nổi tiếng nhất trong hệ thống lệnh truy nã hiện có của Interpol và cũng là một loại giấy chứng nhận bắt giữ hình sự mang tính chất tạm thời. Lệnh truy nã đỏ chính thức được ban hành và có hiệu lực sau khi có cả hai chữ ký, một của Trưởng trung tâm Interpol nước xin phát lệnh truy nã và chữ ký của Tổng thư ký Tổ chức Interpol quốc tế.
Trong lệnh truy nã đỏ ngoài ảnh đối tượng truy nã còn có hai phần nội dung chính yếu. Phần thứ nhất là những thông tin liên quan nhân thân đối tượng (họ tên, quốc tịch, đặc điểm nhận dạng, vân tay, số hộ chiếu, số chứng minh thư...). Phần thứ hai là những thông tin tư pháp thông báo quá trình phạm tội và những căn cứ pháp luật để bắt giữ đối tượng (trích yếu vụ án, tòng phạm, tội danh, các điều khoản pháp luật liên quan, lệnh bắt giữ, bản án, thời gian bản án có hiệu lực...).
Trong vòng 1 tuần, lệnh truy nã đỏ sẽ được Tổng thư ký Interpol xem xét, sau đó chuyển cho các chuyên gia luật pháp của Interpol thẩm định kỹ càng mới được ký duyệt và chính thức có hiệu lực tại lãnh thổ các quốc gia thành viên Interpol.
Hệ thống lệnh truy nã toàn cầu của Interpol phân cấp thành hai mức độ dành cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Mạng công cộng được truyền tải rộng rãi trên mạng Internet.
Cấp độ thứ hai là mạng thông tin nội bộ của Interpol ngoài việc cung cấp những thông tin về những kẻ tội phạm bị truy nã nói chung còn đăng tải những trường hợp truy nã đặc biệt.
Các trung tâm chức năng tại các nước thành viên Interpol thường tải những thông tin về đối tượng phạm tội từ mạng nội bộ của Interpol về mạng nội bộ các cơ quan chấp pháp trong nước để tiện cho công tác điều tra, phát hiện tội phạm quốc tế.
Có nước còn dẫn nhập những thông tin này vào hệ thống kiểm tra an ninh, hàng hóa tại sân bay, hải cảng, cửa khẩu biên phòng để tiện quản lý theo dõi, phát hiện tội phạm từ nước ngoài xâm nhập vào.
Thời hạn có hiệu lực thi hành đối với một lệnh truy nã đỏ là 5 năm, nếu hết hạn thi hành mà vẫn chưa bắt được đối tượng truy nã thì Interpol lại quyết định gia hạn hiệu lực thêm 5 năm nữa cho tới khi nào bắt được đối tượng mới thôi./.
Theo Công an nhân dân
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.