Tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở NN-PTNT tỉnh này chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương liên quan căn cứ kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2021, tổ chức rà soát, xác định cụ thể vị trí, diện tích, trạng thái rừng tự nhiên giảm so với năm 2020.
Trong đó, nổi cộm lên trong dư luận về con số 2.850ha rừng bị mất trong 1 năm.
Ngày 25/4, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2021 của tỉnh này.
Theo đó, Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo, rà soát, xác định cụ thể vị trí, diện tích, trạng thái rừng tự nhiên bị giảm. Xác định nguyên nhân, thời điểm giảm diện tích rừng chi tiết đến từng lô rừng và bản đồ dạng số các lô rừng tự nhiên bị giảm.
Đồng thời, Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Chủ tịch UBND Quảng Nam chỉ đạo chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra mất rừng.
Sau đó, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát, có báo cáo cụ thể.
Theo báo cáo giải trình của Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Quảng Nam, năm 2021, tổng diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 463.356,77 ha, giảm 2.850,44 ha so với năm 2020.
Có 5 nguyên nhân khiến rừng tự nhiên bị giảm: Thứ nhất, cuối năm 2020, do mưa bão kéo dài, đặc biệt là trong tháng 10/2020, gây sạt lở nên nhiều diện tích rừng tự nhiên bị giảm, vì tình hình thời tiết mưa bão phức tạp nên đến năm 2021, các địa phương mới tiếp cận hiện trường để tổ chức đo đếm, cập nhật vào hệ thống theo dõi diễn biến rừng năm 2021 với diện tích rừng tự nhiên bị giảm là 1.992,06 ha. Cụ thể, Phước Sơn giảm 1.636ha, Nam Trà My 127,65ha, Bắc Trà My 109,13ha, Tây Giang 108,5ha và Nam Giang 10,78 ha.
Thứ hai, trong năm 2021, tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ cháy rừng, gây thiệt hại 143,24 ha rừng tự nhiên. Cụ thể, Nam Giang giảm 61,78 ha, Nông Sơn 39,86 ha, Bắc Trà My 12,6ha, Đông Giang 15,8ha, Phước Sơn 2,92ha, Núi Thành 1,2ha, Hiệp Đức 2,21ha, Nông Sơn 0,36ha.
Thứ ba, diện tích phá rừng trái pháp luật đã lập hồ sơ, xử lý theo quy định là 17,89 ha. Cụ thể, Bắc Trà My 2,1ha, Đông Giang 1,54ha, Đại Lộc 1,3ha, Hiệp Đức 1,31ha, Nông Sơn 0,36ha, Núi Thành 1,47ha, Phú Ninh 1,55ha, Phước Sơn 0,14ha, Thăng Bình 0,39ha, Tiên Phước 7,73ha.
Thứ tư, diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng của công trình đường giao thông, tuyến đường điện trên địa bàn tỉnh là 26,56 ha. Cụ thể, Nông Sơn 10,65ha, Tây Giang 8,33ha, Bắc Trà My 6,83ha và Núi Thành 0,75ha.
Thứ năm, trong năm 2021, các Hạt Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng đã ứng dụng công nghệ trong việc đánh giá, theo dõi hiện trạng rừng, đồng thời tổ chức lực lượng rà soát diện tích rừng tự nhiên ngoài thực địa để đối chiếu với hồ sơ quản lý và đã lập hồ sơ bóc tách những diện tích là rẫy sản xuất, rừng trồng của người dân, các loại đất trống bị chồng lấn trên dữ liệu rừng tự nhiên nên đã bóc tách và cập nhật giảm 1.038,97ha rừng tự nhiên trên địa bàn toàn tỉnh, chủ yếu là rừng phục hồi và rừng nghèo kiệt.
Cụ thể, Hiệp Đức 183,28ha, Nam Giang 164,52ha, Đông Giang 139,73ha, Tây Giang 136,23ha, Nông Sơn 97,39ha, Bắc Trà My 87,47ha, Đại Lộc 42,46ha, Duy Xuyên 2,94ha, Núi Thành 27,03ha, Nam Trà My 38,84ha, Phú Ninh 11,68ha, Tiên Phước 54,40ha và Phước Sơn 53ha.
Ngoài ra, các đơn vị, địa phương đã rà soát cập nhật những diện tích đất chưa có rừng trạng thái DT2 (đất trống có cây gỗ tái sinh) trước đây nay đã phát triển thành trạng thái rừng phục hồi và rừng nghèo với tổng diện tích tăng thêm là 368,28 ha rừng tự nhiên. Cụ thể, Tây Giang 188,99ha, Bắc Trà My 138ha, Nam Trà My 21,72ha Nông Sơn 19,4ha và Nam Giang 0,13ha.
Những tháng đầu năm 2022, trong những chuyến tác nghiệp thực tế, phóng viên Kinh tế nông thôn đã ghi nhận nhiều địa điểm rừng bị tàn phá, có dấu hiệu khai thác nhiều năm trên một số địa phương thuộc tỉnh Quảng Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.v
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.