Sau hơn 2 năm thực hiện đề án, nhiều trung tâm đã tìm được hướng phát triển phù hợp, Trung tâm GDNN - GDTX Võ Nhai là một điển hình.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng nhu cầu học tập và tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động, đồng thời thực hiện chủ trương tiết kiệm, Thái Nguyên đã thực hiện đề án sáp nhập Trung tâm giáo dục nghề nghiệp với Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Sau hơn 2 năm thực hiện đề án, nhiều trung tâm đã tìm được hướng phát triển phù hợp, Trung tâm GDNN - GDTX Võ Nhai là một điển hình.
Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Võ Nhai về hướng đi trong thời gian tới của đơn vị.
Xin ông cho biết những kết quả đạt được của Trung tâm sau khi sáp nhập?
Trung tâm GDNN-GDTXhuyện Võ Nhai được thành lập theo Quyết định số 2140/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Từ khi thành lập tới nay, Trung tâm luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch được giao, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị, từng bước củng cố và hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất và con người, mô hình hoạt động từng bước được củng cố và phát triển.
Các loại hình đào tạo, học tập, bồi dưỡng được mở rộng, đa dạng hóa và ngày càng hướng về cơ sở, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương.
Cùng với đó, phương pháp giáo dục và đào tạo được đổi mới không ngừng, theo hướng phát triển năng lực nhằm tạo động lực và hứng thú học tập cho học viên, khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và tự học của học viên.
Đến nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trung tâm có sự tiến bộ rõ rệt, ngày càng có tinh thần trách nhiệm cao, luôn thông suốt về tư tưởng, chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Để đạt được thành tích như vậy, Trung tâm đã có những cách làm như thế nào, thưa ông?
Ngay sau khi Trung tâm được thành lập, chúng tôi xác định phải đổi mới công tác quản lý, không ngừng nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo của trung tâm. Trước tiên, Trung tâm xây dựng ổn định mọi nội quy, quy chế, nề nếp hoạt động, đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên luôn hoàn thành nhiệm vụ.
Hoạt động ngoại khóa của học viên nhà trường.
Ở các tổ chuyên môn, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên, không ngừng nâng cao hiệu quả của các buổi sinh hoạt tổ; xây dựng nội dung sinh hoạt phải bám sát theo các hoạt động của Trung tâm và thực hiện nghiêm túc những quy định về chuyên môn. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo phải được gắn với trách nhiệm của Ban giám đốc, Tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và cả giáo viên bộ môn,...
Xin ông cho biết kết quả hoạt động của Trung tâm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn hơn 2 năm qua?
Trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm đã phối hợp tốt với UBND các xã, thị trấn trong việc điều tra, xác minh đúng nhu cầu cần đào tạo nghề của người dân; qua đó, đề xuất với các cơ quan chức năng mở lớp học nghề phù hợp. Trong quá trình đào tạo, giảng viên luôn kết hợp chặt chẽ giữa việc học lý thuyết đi đôi với thực hành nên học viên dễ tiếp thu, dễ vận dụng trong sản xuất trồng trọt và nuôi trồng.
Để có điều kiện đóng góp nhiều hơn cho địa phương, kế hoạch của Trung tâm trong thời gian tới là gì, thưa ông?
Hiện, cơ sở vật chất của Trung tâm còn thiếu và yếu, kể cả phòng học thực hành, phòng làm việc của cán bộ giáo viên, trang thiết bị đào tạo..., tất cả đều chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo trong thời đại mới.
Bởi vậy, chúng tôi mong muốn UBND huyện Võ Nhai tập trung đầu tư, nâng cấp cho Trung tâm về cơ sở vật chất, từ phòng học tới trang thiết bị thực hành. Ngoài ra, cho phép Trung tâm được mở rộng thêm lĩnh vực giới thiệu sản phẩm gia công mà đơn vị thực hiện,...
Xin cảm ơn ông!
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.