Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 9 năm 2018 | 15:32

Trường CĐ nghề Nghi Sơn: Đảm bảo chất lượng và tạo việc làm cho HV

Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn khẳng định là địa chỉ tin cậy, giúp cho hàng ngàn lao động có việc làm sau đào tạo, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Luôn đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng nguồn nhân lực lao động kỹ thuật chất lượng cao phục vụ trước mắt và lâu dài cho Khu kinh tế Nghi Sơn, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn khẳng định là địa chỉ tin cậy, giúp cho hàng ngàn lao động có việc làm sau đào tạo, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

tr14d.JPG
Tập thể cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn  -Thanh Hóa trong ngày khai giảng năm học mới.

 

Chất lượng là hàng đầu

Tiền thân là Trường Trung cấp nghề, năm 2014, trường được nâng lên thành Trường Cao đẳng nghề để đáp ứng kế hoạch đào tạo nhân lực phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn.

Năm học 2017 - 2018, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn có số tuyển sinh khá ấn tượng, đạt 420 em, nâng tổng số học sinh, sinh viên (HSSV) tại thời điểm tháng 10/2017 đạt 1015 em, đủ các hệ đào tạo: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Đầu năm học mới 2018 - 2019 này, số lượng HSSV tuyển sinh đạt trên 600 em, một con số đáng khích lệ trong khi hầu hết các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang gặp khó khăn về mặt tuyển sinh.

Để được như vậy, ngay từ khi hình thành Khu kinh tế Nghi Sơn, Ban giám hiệu trường xác định xây dựng trường thành  nơi đào tạo cán bộ, công nhân chủ chốt, được đào tạo bài bản, xứng tầm với nhiệm vụ mà tỉnh Thanh Hóa tin tưởng.

Trường đã tự chủ xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo cho tất cả các nghề theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, thường xuyên cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ nghề dài hạn, ngắn hạn tại các trường nghề có tiếng trong và ngoài tỉnh; khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học, đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy bằng cách tổ chức biên soạn giáo trình sát và phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, song song đổi mới phương pháp quản lý trong các hoạt động của trường theo tiêu chí chất lượng cao, tìm kiếm nguồn lực, từng bước xây dựng về cơ sở vật chất, thiết bị đạt chuẩn.

Đến nay, trong số 53 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, thì toàn bộ giáo viên của nhà trường đã đạt chuẩn. Trong đó, có trên 20 giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên (phần lớn là thạc sỹ chuyên ngành), đáp ứng yêu cầu đa ngành như: nghề Điện công nghiệp, Điện lạnh, Công nghệ hàn 3G và 6G, May & thiết kế thời trang, Quản trị mạng máy tính, Kế toán doanh nghiệp… Các đề tài khoa học của trường được nhân rộng đưa vào giảng dạy, áp dụng thực tiễn sản xuất đạt kết quả cao… Nhờ đó mà tỷ lệ tốt nghiệp của HSSV hằng năm luôn đạt trên 90%, đạt chuẩn chất lượng, có trình độ tin học, ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức đạo đức… và đều tìm được việc làm, đáp ứng yêu cầu xã hội. Trong đó, có trên 85% làm việc đúng ngành nghề đã đào tạo.

Bên cạnh đó, HSSV ra trường được trường quan tâm giới thiệu việc làm, có mức thu nhập ổn định 6 - 8 triệu đồng/người/tháng, có trường hợp lên đến 15 triệu đồng/tháng. Học viên không làm việc tại các doanh nghiệp, đã tự mở được nghề tại địa phương và có mức thu nhập tốt. 

Nguyện vọng chính đáng

Bên cạnh những thành công, thực trạng đáng buồn trong nhiều năm trường vẫn đang phải dạy và học chung với khuôn viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Tĩnh Gia. Do xây dựng đã lâu nên các phòng học cũ kỹ và xuống cấp…

Hơn nữa, với tổng số 8 phòng học lý thuyết, 12 phòng học thực hành mà trường đang sở hữu không thể đảm bảo được chỗ ngồi học tốt cho hơn 1.000 HSSV, phải học 2 ca/ngày.

Trường đã được tỉnh quan tâm phê duyệt quy hoạch mặt bằng, xây dựng với khuôn viên trên diện tích 14,5ha thuộc xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn ODA với tổng số vốn đầu tư 50 triệu USD. Tuy nhiên, đến nay, thầy và trò nhà trường vẫn phải “chịu cảnh học nhờ” do chưa giải phóng được mặt bằng.

“Mong ước có khuôn viên mới, khao khát được làm việc và học tập trong một môi trường xứng tầm với trường cao đẳng, được mở rộng quy mô đào tạo, mua sắm thêm trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến phục vụ việc đào tạo nghề chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế... là nguyện vọng chính đáng của thầy và trò Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn. Trường rất mong sớm được lãnh đạo các cấp ngành triển khai xây dựng, để trường có cơ hội phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng”, ông Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường, bộc bạch.

 

 

 

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top