Một phụ huynh có con học tại Trường THCS Dịch Vọng tố bà Phạm Thanh Bình, Phó hiệu trưởng nhà trường “dọa” phụ huynh để ép học sinh phải chuyển trường.
>> Trường THCS Dịch Vọng có vì học sinh thân yêu?
>> Bất thường tại Trường THCS Dịch Vọng!
Bà Phạm Thanh Bình, Phó hiệu trưởng nhà trường.
Hiệu phó “dọa” phụ huynh
Sau loạt bài của nhóm phóng viên đăng tải trên Báo điện tử Kinh tế nông thôn về những điều bất thường tại Trường THCS Dịch Vọng (Cầu Giấy – Hà Nội), một phụ huynh học sinh đã trực tiếp trao đổi và tố bà Phạm Thanh Bình, Phó hiệu trưởng nhà trường có hành vi “dọa” phụ huynh, bắt ép phải chuyển trường vì con học yếu.
Chia sẻ với chúng tôi, phụ huynh này cho biết: Nhà tôi trên địa bàn của phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Năm học 2016 – 2017, con tôi học tại Trường THCS Dịch Vọng. Cháu rất ngoan, nhưng chỉ học yếu môn toán.
Gia đình tôi rất quan tâm đến cháu, tuy nhiên nhận thức của cháu chậm hơn các bạn khác nên môn toán cháu không theo kịp các bạn. Chúng tôi đã đầu tư và cho cháu học thêm để nâng cao kiến thức và cũng nhờ các cô giáo ở trường kèm cặp thêm cho cháu.
Biết được tình hình học tập của cháu như vậy nên cô giáo chủ nhiệm rất thông cảm và chia sẻ cùng với gia đình. Tuy nhiên, sức học của cháu có hạn nên kết quả học tập không cao.
Không những không chia sẻ và động viên gia đình chúng tôi để tìm cách giúp cháu nâng cao kết quả, bà Bình đã nhiều lần yêu cầu giáo viên chủ nhiệm mời tôi đến trường gặp về tình hình học tập của con tôi.
Tại đây, bà Bình đã “dọa” tôi, nếu cháu không học được năm nay đúp, sang năm sẽ lại đúp và cho thôi học, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường, gia đình nên chuyển cho cháu sang trường khác cho phù hợp với sức học của con.
Tôi nói với bà Bình là tuy cháu nó học yếu, nhưng lại rất chăm ngoan, gia đình đề nghị cho cháu được theo học ở đây để hoàn thành xong chương trình THCS, gia đình chúng tôi không đòi hỏi gì hơn chỉ mong nhà trường tạo điều kiện cho cháu học tập, vì gia đình chúng tôi ở trên địa bàn của phường, bây giờ chuyển cháu đi trường khác xa nhà nên chúng tôi không yên tâm.
Tuy nhiên, bà Bình vẫn khăng khăng yêu cầu tôi phải chuyển cháu vì cháu không học được và làm ảnh hưởng đến kết quả và thành tích chung của nhà trường.
Gia đình tôi đã khóc hết nước mắt và phải nhờ rất nhiều người để can thiệp với bà Bình.
Không chỉ có mình con tôi, mà rất nhiều cháu khác cũng “được” bà Bình gọi đến trường để yêu cầu gia đình chuyển trường cho con sang học trường khác. Tôi khẳng định điều này là có thật.
Hình ảnh người thầy đã bị “làm bẩn”?
Phụ huynh này cho biết, chúng tôi rất bức xúc trước việc làm này của bà Phạm Thanh Bình, không hề có tình người. Bà đã cố tình ép buộc chúng tôi phải chuyển trường cho con chỉ vì thành tích của nhà trường.
Nhà trường là nơi giáo dục dạy dỗ cho trẻ em kiến thức và hành trang làm người để bước vào cuộc sống sau này. Đất nước này có được vẻ vang, phát triển hay không cũng chính nhờ vào sự dạy dỗ, chăm sóc của các thầy cô giáo.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước đều khẳng định trẻ em có quyền được đến trường, được nuôi nấng chăm sóc và dạy dỗ. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng trường lớp khang trang để trẻ em được cắp sách đến trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đào tạo một đội ngũ những nhà giáo có tâm, có tầm vừa có trình độ chuyên môn giỏi, vừa có khẳ năng sư phạm tốt để truyền đạt những kiến thức của nhân loại cho các em học sinh, Bộ giáo dục cũng rất chú ý đến việc rèn luyện nhân cách của các nhà giáo, xây dựng hình ảnh người giáo viên nhân dân như mẹ hiền.
Tuy nhiên, việc bà Phạm Thanh Bình làm đã đi ngược lại chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh đẹp của người giáo viên nhân dân. Chỉ vì thành tích của nhà trường mà bà đã ép phụ huynh phải chuyển trường cho con khi cháu đạt kết quả không cao.
Chuyển sang trường khác thuận lợi cho cháu học tập, đó là câu nói của bà Bình với phụ huynh học sinh. Không lẽ trường dân lập lại có điều kiện hơn trường công lập khi được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tuyển chọn những giáo viên có tâm có tầm về giảng dạy.
Đây có phải là căn bệnh “thành tích” đã ăn sâu và ngấm vào trong tư duy của bà Phó hiệu trưởng.
Tôi và một số phụ huynh rất mong mỏi báo chí lên tiếng về “bệnh thành tích” trong nhà trường nói chung và tại trường THCS Dịch Vọng này nói riêng, để bảo đảm cho các cháu đều có quyền học tập.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ đăng tải ý kiến của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy về sự việc này ở bài sau.
Nhóm PV
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.