Trường Tiểu học thị trấn Yên Viên: Cần kiểm tra suất ăn của học sinh
Một phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học thị trấn Yên Viên (Gia Lâm – Hà Nội) phản ánh đến cơ quan báo chí về bữa ăn của học sinh tại đây không đảm bảo như số tiền đã đóng.
Phụ huynh tố suất ăn của học sinh bị bớt xén
Theo phản ánh của vị phụ huynh này, trong thời gian qua, con của họ thường xuyên kêu đói mỗi khi đi học về. Nghĩ con mình đang tuổi ăn, tuổi lớn, hơn nữa đi học hay hoạt động nhiều nên đói, gia đình không để ý.
Tuy nhiên, ngày nào cũng vậy, khi đi học về cháu đều tìm thức ăn để ăn. Khi hỏi con mình, phụ phuynh này được biết, do suất ăn ở trường quá ít, ăn không đủ no nên cháu thường hay đói. Thậm chí cháu còn đòi cha mẹ được về nhà ăn cơm trưa cùng gia đình.
"Nhiều lần gia đình phải lên trường để xin cô giáo chủ nhiệm cho con được về nhà ăn cơm trưa", phụ huynh này cho biết thêm.
Trao đổi với vị phụ huynh này, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn được biết: Cách đây vài hôm, anh vô tình vào trường và thấy suất ăn của con rất ít. Suất cơm của học sinh trưa 17/3 gồm có tép khô, 4 miếng thịt gà và su hào xào. Bữa chiều là 1 hộp sữa chua Phù Đổng. Tiếp tục đến trường ngày 22/3, phụ huynh này thấy thực đơn gồm 4 miếng đậu, 3 miếng thịt gà và một ít rau bắp cải xào.
Về nhà hỏi con mình có được xin cơm và thức ăn khi ăn hết không thì được cháu cho biết, cơm thì có nhưng thức ăn thì hôm có hôm không nhưng rất ít, chỉ có thêm nước canh.
Phụ huynh này bức xúc phản ánh với phóng viên: Chúng tôi đóng tiền ăn cho các cháu với mức là 22.000 đồng/ngày, bao gồm cả ăn chính bữa trưa và ăn bữa phụ vào buổi chiều. Bữa ăn chính có mức 18.000 đồng; còn lại là bữa ăn phụ 4.000 đồng. Nhưng nhìn vào bữa ăn của các cháu, tôi khẳng định bữa ăn trưa đó của các cháu chỉ hơn 10 ngàn đồng mà thôi.
"Với sức phát triển của các cháu nhỏ hiện nay, việc ăn uống đảm bảo định lượng và chất lượng là một yêu cầu rất quan trọng. Tuy nhiên, suất ăn của các cháu quá ít so với những gì mà phụ huynh chúng tôi đóng góp để nhà trường tổ chức ăn bán trú cho các cháu vào buổi trưa là điều không thể chấp nhận được.
Việc tổ chức ăn bán trú bữa trưa cho các cháu là sự thỏa thuận giữa phụ huynh với nhà trường, nhưng phụ huynh chúng tôi muốn kiểm tra và giám sát bữa ăn trưa của các cháu đều khó thực hiện bởi rất nhiều lý do từ phía nhà trường. Đây là một hạn chế trong thực hiện quyền giám sát của phụ huynh chúng tôi", vị phụ huynh này nói.
Cần kiểm tra việc cung cấp suất ăn trưa cho học sinh
Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, bà Đào Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Yên Viên xác nhận: Toàn bộ hình ảnh mà phóng viên cung cấp đều là hình ảnh và học sinh của nhà trường.
Trao đổi về bữa ăn trưa được phụ huynh phản ánh, bà Đào Thị Mai cho biết, nhà trường ký hợp đồng với Công ty cổ phần Suất ăn Hà Nội để cung cấp suất ăn bán trú cho học sinh tại trường.
Chúng tôi khẳng định suất ăn của học sinh đảm bảo đủ định lượng và chất lượng với giá tiền mà phụ huynh đã đóng.
Đặt câu hỏi với Hiệu trưởng Đào Thị Mai: Bà cảm nhận như thế nào về suất ăn trưa được phụ huynh chụp và gửi cho cơ quan báo chí? Suất ăn này có đủ định lượng hay không?
Bà Mai cho biết: Đúng là suất ăn này hơi ít, nguyên nhân là do đang trong quá trình có dịch tả lợn châu Phi nên phụ huynh đề nghị không cho ăn thịt lợn, vì vậy, thức ăn có ít một chút. Nhưng chỉ có bữa hôm đó thôi.
Chính phủ đã có chỉ đạo về việc không tẩy chay thịt lợn và ngay cả Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đã có công văn yêu cầu các nhà trường không được đưa thịt lợn ra khỏi khẩu phần ăn trưa bán trú tại nhà trường. Lý do thức ăn ít do không đưa thịt lợn vào khẩu phần ăn của các cháu liệu có phù hợp với chủ trương trên? Câu hỏi này đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND huyện và Phòng Giáo dục huyện Gia Lâm cho ý kiến.
Như vậy, việc phụ huynh phản ánh suất ăn trưa tại Trường Tiểu học thị trấn Yên Viên đã được Hiệu trưởng nhà trường xác nhận là đúng. Việc có đảm bảo thường xuyên định lượng cho học sinh hay không, rất cần các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là UBND huyện, Phòng Giáo dục huyện Gia Lâm kiểm tra đơn vị cung cấp suất ăn trưa là Công ty cổ phần Suất ăn Hà Nội.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để tìm hiểu rõ về vấn đề này.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.