Mặc dù không được phép dạy văn hóa chương trình THPT nhưng Trường Trung cấp nghề số 1 TP.Thanh Hóa (Thanh Hóa) vẫn ngang nhiên mở lớp. Không những thế, trường còn cấp chứng chỉ học nghề trước thời điểm học sinh kiểm tra kết thúc khóa học gần 1 tháng.
>> Hiệu trưởng vận động giáo viên “chạy” cấp trên để được ký hợp đồng lao động!
Báo Kinh tế nông thôn nhận được đơn phản ánh của một số giáo viên Trường Trung cấp nghề số 1 TP. Thanh Hóa về những sai phạm đang diễn ra tại đây. Báo đã cử phóng viên xác minh và nhận thấy, những gì giáo viên phản ánh là đúng.
Cụ thể, năm 2015, ông Trịnh Văn Ngãi, Hiệu trưởng nhà trường, ra quyết định thành lập 3 lớp Sơ cấp cơ khí hàn với 71 học sinh (đều là bộ đội xuất ngũ), thời gian học từ 18/4/2015 - 18/7/2015. Trong kế hoạch đào tạo, ông Ngãi nói rõ từ ngày 6/7 - 10/7 mới kiểm tra kết thúc khóa học. Nhưng thực tế nhà trường, mà trực tiếp là ông Ngãi, đã ký và cấp chứng chỉ cho học sinh từ ngày 22/6/2015. Việc làm này hoàn toàn sai với quy định hiện hành.
Trong kế hoạch đào tạo, ông Ngãi nói rõ từ ngày 6/7 đến 10/7 mới kiểm tra kết thúc khóa học.
Một số giáo viên phản ánh, 3 lớp Sơ cấp cơ khí hàn ông Ngãi cho lập tiến độ, kế hoạch đào tạo giả. Hồ sơ quản lý học sinh thì chắp vá, sai lý lịch. Sĩ số của 3 lớp hàn là 71 học sinh nhưng chỉ có khoảng 30 em là học thật, còn lại không học hoặc chỉ có mặt 1-2 ngày nhưng vẫn được cấp chứng chỉ.
Không dừng lại ở đó, ông Ngãi chỉ đạo giáo viên trong trường thay học sinh ký vào thẻ học nghề và cấp chứng chỉ; phân giáo viên thành nhiều tốp đến UBND các phường gần trường photo công chứng để chuyển sang Ban chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa nhận kinh phí - trục lợi tiền ngân sách của Nhà nước.
Thực tế trường đã cấp chứng chỉ cho học sinh từ ngày 22/6/2015 do ông Ngãi ký.
Nghiêm trọng hơn, mặc dù chưa được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa cho phép mở lớp dạy văn hóa chương trình THPT nhưng năm học 2015 - 2016, ông Ngãi vẫn mở 2 lớp với 74 học sinh. Trường tự lên lịch, thời khóa biểu, bố trí giáo viên giảng dạy từ đầu tháng 9/2015.
Về vấn đề này, ông Trần Cường, Phó hiệu trưởng nhà trường, biện minh, số học sinh đang học đã có biên bản thỏa thuận phối hợp giảng dạy văn hóa với Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) TP. Thanh Hóa.
Nhưng theo bà Bùi Thị Thu An, Giám đốc Trung tâm GDTX TP. Thanh Hóa thì năm học 2015 - 2016, việc Trường Trung cấp nghề số 1 TP. Thanh Hóa tự mở lớp dạy văn hóa THPT, Trung tâm không biết. Đây là do trường tự tổ chức mở lớp giảng dạy.
Chưa được Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho phép mở lớp dạy văn hóa chương trình THPT nhưng năm học 2015 - 2016 Trường Trung cấp nghề số 1 TP. Thanh Hóa vẫn mở 2 lớp với 74 học sinh.
Theo bà An, ngày 15/9, Trường Trung cấp nghề số 1 TP. Thanh Hóa có chuyển 74 hồ sơ sang Trung tâm nhưng 2 bên chưa ký biên bản thỏa thuận phối hợp giảng dạy văn hóa, số học sinh này cũng chưa được Sở GD&ĐT duyệt đầu cấp nên chưa được gọi là học sinh của Trung tâm hay dạy theo thỏa thuận phối hợp giữa 2 bên được.
Bà An kiến nghị, khi thực hiện thỏa thuận phối hợp giảng dạy văn hóa, Trường Trung cấp nghề số 1 cần tôn trọng trung tâm, thực hiện đúng chức năng dạy nghề, không có chức năng dạy văn hóa thì không được dạy.
Một giáo viên tại Trường Trung cấp nghề số 1 TP. Thanh Hóa bức xúc: "Vẫn biết trường không được phép dạy văn hóa chương trình THPT nhưng ông Ngãi bố trí thì phải dạy. Việc này rất khó cho giáo viên, rất mong thành phố vào cuộc xử lý sai phạm".
Ông Trần Cường, Phó hiệu trưởng biện minh, số học sinh đang học đã có biên bản thỏa thuận phối hợp giảng dạy văn hóa với Trung tâm GDTX TP. Thanh Hóa.
Theo ông Lý Đình Thịnh, Phó trưởng phòng Phòng Giáo dục thường xuyên (Sở GD&ĐT Thanh Hóa), Trường Trung cấp nghề số 1 TP. Thanh Hóa không được phép dạy văn hóa thuộc giáo dục thường xuyên. Do vậy, học sinh học ở đây sẽ không được thi tốt nghiệp.
Bà Bùi Thị Thu An, Giám đốc Trung tâm GDTX TP. Thanh Hóa khẳng định, Trường Trung cấp nghề số 1 TP. Thanh Hóa tự mở lớp dạy văn hóa THPT.
Ngoài ra, một số giáo viên còn phản ánh việc ông Ngãi vòi vĩnh mỗi giáo viên 200 triệu đồng để được ký hợp đồng với TP. Thanh Hóa; chưa ký hợp đồng cho giáo viên theo ủy quyền của TP. Thanh Hóa nhưng đã có quyết định luân chuyển giáo viên, khi giáo viên thắc mắc thì ông cho bảo vệ đuổi khỏi trường; hay việc ông Ngãi lên giữ chức hiệu trưởng chưa lâu nhưng đã ký hợp đồng với hơn 20 giáo viên.
Thiết nghĩ, UBND tỉnh Thanh Hóa cần sớm chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm những sai phạm tại Trường Trung cấp nghề số 1 TP.Thanh Hóa, lấy lại niềm tin của giáo viên và học sinh.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Hoàng Văn
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.