KTNT- Với sự tham mưu đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, ngày 20/05/2010 UBND tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 2141/QĐ-UBND-VX “Về việc cho phép Trường Trung cấp Y dược Bắc Ninh được mở Chi nhánh đào tạo tại Nghệ An”. Thế nhưng xung quanh vấn đề này còn nhiều ý kiến trái ngược nhau!.Cung vượt cầu
Nghị quyết số 46 NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã khẳng định: “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng đặc biệt”.
Với đặc thù đào tạo nhân lực y tế là việc tổ chức đào tạo luôn gắn liền với thực hành, thực tập tại các cơ sở y tế ở nhiều tuyến khác nhau. Thực hiện Nghị định số 188/2007/NĐ – CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, nhằm chấn chỉnh việc xác định quy mô đào tạo quản lý và tổ chức đào tạo, liên kết đào tạo và mở ngành đào tạo trong lĩnh vực y tế, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế.
Chính vì nghề “đặc biệt” nên không thể đào tạo tràn lan một cách kém chất lượng. Vì vậy, ngày 27/6/2008, Bộ Y tế đã có Chỉ thị số 06/2008/CT- BYT "Về việc tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế” trong đó nêu rõ: “Các cơ sở đào tạo chỉ được phép thực hiện liên kết đào tạo với các đơn vị đào tạo là các trường có chức năng đào tạo nhân lực y tế cùng trình độ và đã được phép đào tạo hệ chính quy tập trung ít nhất là 1 khóa học ngành học sẽ liên kết. Các trường không liên kết với cơ sở đào tạo khi ở tỉnh, thành phố nơi cơ sở đào tạo đó đặt địa điểm đào tạo có cơ sở khác đang đào tạo".
Ở Nghệ An hiện có Trường Đại học y có chuyên khoa đào tạo lớp trung cấp y dược và một số cơ sở đào tạo y dược khác trên địa bàn. Được biết hàng năm có hàng trăm em tốt nghiệp trung cấp y dược, nhưng con số xin được việc làm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi ở các bệnh viện, trung tâm y tế bây giờ chẳng ai muốn nhận y sĩ, cái nghề “nửa thầy nửa thợ”, nếu có nhận vào thì cũng phải học lại điều dưỡng viên vừa tốn kém vừa mất thời gian. Dược sĩ trung cấp lại càng khó xin việc bởi cung vượt qúa cầu, mỗi bệnh viện, đơn vị y tế chỉ biên chế một vài suất dược thì đã có cả rồi.
Cái thiếu ở Nghệ An hiện nay là bác sĩ và dược sĩ đại học chứ không phải trung cấp. Vậy có cần thiết mở thêm chi nhánh đào tạo Trung cấp y dược Bắc Ninh nữa hay không? Không hiểu trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật số 1 Nghệ An có chức năng đào tạo về y tế hay không, thế nhưng Trường trung cấp Y dược Bắc Ninh vẫn ký Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác tác đào tạo trung cấp Y dược với Trường trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 1 Nghệ An. Điều này liệu đã đúng với quy định của Bộ Y tế chưa?. Mở một Chi nhánh đào tạo Trung cấp y dược tại Nghệ An mà đa số cơ sở vật chất đều đi thuê liệu có đáp ứng được với nhu cầu chất lượng đào tạo, và giá thành đào tạo liệu có đội lên không? Và rồi các học sinh được đào tạo ra có tìm kiếm được việc làm thích hợp với nghề của mình hay không?
Công văn của Bộ Y tế gửi Sở Y tế Nghệ An; TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa. |
Phớt lờ Sở Y tế tỉnh Nghệ An
Chỉ thị 06/2008 của Bộ Y tế nêu rõ: “Các cơ sở đào tạo khi đăng ký nhiệm vụ đào tạo nhân lực y tế phải chuẩn bi đầy đủ các điều kiện cơ sở thực hành, thực tập về chuyên môn trước khi tuyển sinh.”. Được biết ngày 13/10/2010, trường mới được các cấp có thẩm quyền kiểm tra thẩm định cơ sở vật chất xem có đủ điều kiện mở chi nhánh đào tạo Y Dược hay không, nhưng trường đã ra thông báo tuyển sinh lớp trung cấp dược từ ngày 29/7/2010.
Mặc dù xin mở Chi nhánh đào tạo tại Nghệ An, Trường Trung cấp Y dược Bắc Ninh có xin phép Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An song lại cố tình phớt lờ không thèm tham khảo ý kiến ngành chủ quản là Sở Y tế Nghệ An, có lẽ họ sợ bị Sở từ chối chăng? Ngạo mạn hơn là việc họ gửi cho Sở Y tế Nghệ An tờ Thông báo tuyển sinh lớp trung cấp dược bằng bản Photocopyy. Quá bức xúc, ông Nguyễn Hồng Thanh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An đã bút phê vào bản phô tô: “Việc Trường trung cấp Y Dược Bắc Ninh gửi thông báo tuyển sinh bằng bản pho to cho Sở Y tế Nghệ An là một hành động thiếu tôn trọng”. Ông Nguyễn Văn Tam, Trưởng phòng tổ chức Sở Y tế Nghệ An cho biết: “ Họ (trường TCYD-PV) vào đây xin mở trường mà chúng tôi không hề hay biết, ngành đào tạo y dược phải có ý kiến của Sở chủ quản”.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Đường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An khẳng định: “UBND tỉnh Nghệ An rất quan tâm đến chất lượng đào tạo, nếu sắp tới thẩm định không đạt yêu cầu, chúng tôi sẽ cho đình chỉ không cho Trường Trung cấp Y dược Bắc Ninh mở chi nhánh tại Nghệ An.”
Trường trung cấp Y dược Bắc Ninh gửi thông báo tuyển sinh bằng bản pho to cho Sở Y tế Nghệ An. |
Nhóm PV điều tra tại Nghệ An |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.