Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 31 tháng 8 năm 2020 | 11:57

TT - Huế: Trộm cắp thiết bị, phá hoại hệ thống, trộm cắp điện bị xử lý như thế nào?

Các hành vi trộm cắp thiết bị, phá hoại hệ thống điện, trộm cắp điện có thể bị cơ quan thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người phát hiện, cung cấp thông tin chính xác về hành vi này sẽ được thưởng tiền.

Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế cho biết, thời gian qua đã xảy ra nhiều trường hợp kẻ gian liều lĩnh lấy cắp thiết bị điện đang vận hành trên lưới điện như: lấy cắp cáp đồng các loại, dây tiếp địa, dây chống sét, aptomat bảo vệ trạm biến áp… Kẻ gian thường lợi dụng đêm tối hoặc chọn các trạm biến áp ở các khu vực hẻo lánh, xa dân cư để trộm cắp.

Theo đó, trong tháng 7/2020 đã xảy ra 02 vụ trộm cắp thiết bị điện tại địa bàn Điện lực Quảng Điền quản lý (mất 10 mét dây M35, 10 mét dây MV35) và địa bàn Điện lực Nam Sông Hương quản lý (mất 64 mét dây đồng loại M 240 cáp tổng trạm).

 

Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế tiến hành kiểm tra hệ thống điện và phối hợp với lực lượng Công an thực hiện khám nghiệm hiện trường.
Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế tiến hành kiểm tra hệ thống điện và phối hợp với lực lượng Công an thực hiện khám nghiệm hiện trường.

 

Trước tình hình đó, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế đã có nhiều biện pháp như: Tăng cường công tác kiểm tra hệ thống điện; tuyên truyền, vận động CBCNV trong Công ty tích cực tham gia bảo vệ tài sản của ngành Điện; tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về phương thức, thủ đoạn của kẻ gian nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với với cơ quan công an, các cơ quan quản lý nhà nước, người dân trên địa bàn cùng chung tay bảo vệ hệ thống điện.

Bên cạnh đó, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế xác định, việc giúp đỡ, ủng hộ của người dân trên địa bàn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, tố giác các đối tượng trộm cắp thiết bị điện.

Vì vậy, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế đã đăng thông báo về tình hình mất cắp vật tư, thiết bị điện trên trang tin điện tử của đơn vị và các phương tiện truyền thông nhằm tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia bảo vệ hệ thống điện.

Đường dây nóng với các số điện thoại 0914046090  0905678912 đã được Công ty này thiết lập để tiếp nhận thông tin. Những người cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời giúp ngành điện và cơ quan Công an điều tra hành vi trộm cắp thiết bị trên hệ thống điện, trộm cắp điện sẽ được khen thưởng bằng tiền mặt.

Cụ thể: Cung cấp thông tin về việc trộm cắp thiết bị trên hệ thống điện, trộm cắp điện, mức thưởng: 500.000 đồng/vụ; Trực tiếp bắt giữ đối tượng trộm cắp thiết bị trên hệ thống điện, trộm cắp điện, mức thưởng: từ 1.000.000 - 5.000.000 đồng/vụ (tùy vào giá trị vật tư, thiết bị thu hồi hoặc sản lượng điện năng truy thu được).

Theo Khoản 1, Điều 303 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13: “Người nào phá hủy công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 114 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm”.

Như vậy, việc phá hoại công trình điện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi lẽ, việc phá hủy công trình điện nói riêng và hệ thống lưới điện quốc gia nói chung không chỉ gây tổn hại tài sản của Nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc phòng, đời sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top