Xác định rõ y tế cơ sở là nơi đầu tiên người dân tiếp cận khi ốm đau, cũng là nơi phòng, chống và phát hiện sớm các loại dịch bệnh, TTYT huyện Kon Plông (Kon Tum) đã chú trọng công tác khám - chữa bệnh (KCB) ban đầu cho người dân tại tuyến y tế xã.
Khắc phục khó khăn, Trung tâm đã nỗ lực mang đến sự hài lòng cho người dân trên cả hai phương diện: khám - chữa bệnh (KCB) và y tế dự phòng.
Chủ động phòng chống dịch bệnh
TTYT Kon Plông luôn chủ động, xây dựng kế hoạch, tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh theo mùa. Công tác giám sát dịch bệnh được duy trì thường xuyên, thực hiện tốt các quy định về thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. Không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn; làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, dịch bệnh cúm A, xây dựng được kế hoạch phòng, chống dịch sởi, tay - chân - miệng. Chuẩn bị các nguồn lực, nhân lực, trang thiết bị, hóa chất và vật tư y tế phòng chống dịch, sẵn sàng đối phó khi có dịch bệnh xảy ra.
Công tác tiêm chủng được triển khai thường xuyên tại cơ sở, tất cả các điểm tiêm trên địa bàn huyện đều có băng rôn, loa đài truyền thanh tại 9/9 xã, đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, không có tai biến xảy ra.
Kết quả 6 tháng đầu năm 2019: Tiêm chủng đầy đủ đạt trên 97%; tiêm viêm gan B 24 giờ đạt 32,6% … Công tác phòng chống suy duy dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi được đặc biệt quan tâm nên tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi được cải thiện, giảm 1,7% so với cùng kỳ (6 tháng năm 2017 là 26,4%, 6 tháng 2018 giảm còn 24,8%).
Thực hiện tốt nhiệm vụ KCB
Công tác khám, chữa bệnh (KCB) tại TTYT Kon Plông đã có sự chuyển biến tích cực về chất lượng, thái độ phục vụ, thường trực cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân, được bệnh nhân và người dân đánh giá cao.
Năm 2018, trung tâm điều trị ngoại trú 12.105/11.500 lượt bệnh nhân, đạt 105%; điều trị nội trú 2.202/2.500 lượt, đạt 88%; công suất sử dụng giường bệnh đạt 66%. KCB ngoại trú tại các trạm y tế xã là 22.459/27.000 lần, đạt 83,19% kế hoạch.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Văn Điền, Giám đốc TTYT Kon Plông, cho biết: Tất cả các trạm y tế trên địa bàn đều chú trọng nâng cao chất lượng KCB cho người dân, đẩy mạnh công tác y tế dự phòng. Sự ghi nhận và những tình cảm của nhân dân ở các xã là minh chứng rõ nhất cho hoạt động KCB ở trạm y tế trong nhiều năm qua. Cán bộ ở trạm y tế đều tận tình, niềm nở đối với bệnh nhân, thực hiện tốt 12 điều y đức, từ đó được nhân dân tin tưởng.
Các trạm y tế xã đều được trang bị các thiết bị cần thiết như: tủ đựng thuốc, ống nghe, máy đo huyết áp, tủ đựng vắc xin, dụng cụ khám phụ khoa, dụng cụ đỡ đẻ…, đáp ứng nhiệm vụ KCB thông thường, sơ cứu, khám thai, khám phụ khoa. Tất cả nhân viên y tế thôn làng đều được trang bị túi y tế thôn bản.
Thực tế cho thấy, thời gian qua, y tế tuyến xã trên địa bàn huyện Kon Plông đã có những chuyển biến rõ nét, tạo dựng và củng cố niềm tin với nhân dân. Các trạm y tế đã thực hiện tốt việc kết hợp giữa Đông y và Tây y, từ đó mang lại hiệu quả cao trong điều trị, giảm chi phí chữa bệnh cho bệnh nhân.
Có thể thấy, việc tăng cường năng lực cho y tế cơ sở ở Kon Plông đã và đang tạo đà cho y tế cơ sở hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình, trở thành điểm tựa vững chắc để nâng cao chất lượng phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.