>>Bộ Y tế yêu cầu Thứ trưởng Cao Minh Quang giải trìnhTrong đơn, các doanh nghiệp trên tố cáo ông Cường đã ký nhiều đơn hàng không có số đăng ký cho một số công ty và ngăn chặn nhiều đơn hàng của các công ty khác; ưu tiên cho các công ty "sân sau" trong nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có việc nhập khẩu nhiều tấn tiền chất ma túy, nới rộng thời gian lưu hành thuốc, nới rộng tuổi sử dụng thuốc cho nhiều công ty trong nước và nước ngoài sai quy định, sai nguyên tắc. Phát biểu với báo chí, một tổng giám đốc đại diện cho các doanh nghiệp trên khẳng định, đây là một quyết định khó khăn nhưng dù khó khăn cũng phải đấu tranh để chống tham nhũng, tiêu cực, vì sự phát triển chung của ngành dược. Vị đại diện trên còn nói: "Chúng tôi ký tên, đóng dấu doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về những gì đã phản ánh trong đơn, tức là đã sẵn sàng chấp nhận những rủi ro có thể có với cá nhân và với cả doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông với mục đích chấm dứt sự trì trệ của ngành dược tron
Sự thật về bằng tiến sỹ của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang Ngày 26/9, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục (CKTKĐCLGD) Bộ GD-ĐT cho biết, vừa tiến hành xác minh về vấn đề tương đương học vị với trường hợp của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang. Theo đó, qua tìm hiểu từ Trung tâm Lưu giữ dữ liệu sinh viên Trường ĐH Uppsala (Thụy Điển), nơi ông Quang theo học, Cục KTKĐCLGD khẳng định: Trong hệ thống văn bằng của Thụy Điển, văn bằng "Licentiatexemen" mà ông Quang nhận được từ Trường ĐH Uppsala là văn bằng trình độ trung gian (Intermediate Degree), trình độ trên thạc sỹ hoặc trình độ tiền tiến sỹ, chưa phải là bằng tiến sỹ (Ph.D). Tháng 2 năm 2000 trước đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi Trường ĐH Y - Dược TP Hồ Chí Minh, Phân viện Kiểm nghiệm TP Hồ Chí Minh cho biết: Bằng Licenciate of Pharmaceutical Sciencses (thuộc hệ thống văn bằng Licentiatexemen) của ông Cao Minh Quang do Trường ĐH Uppsala - Thụy Điển cấp tương đương với bằng tiến sỹ dược học theo hệ thống đào tạo sau ĐH của Việt Nam. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.