Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 1 tháng 6 năm 2024  
Thứ ba, ngày 16 tháng 6 năm 2015 | 1:19

Từ một quyết định vô lý

Cho rằng bà Trần Thị Hiền Lương không thực hiện chỉ đạo của cấp trên nên lãnh đạo xã Thạch Hóa (Tuyên Hóa - Quảng Bình) đã tự ý cắt lương của bà từ tháng 8/2014. Trong hoàn cảnh sức khỏe bản thân yếu, lại phải chăm lo cho cha mẹ già, quyết định này đã gây không ít khó khăn cho bà Lương.

Đâu là sự thật?

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, bà Trần Thị Hiền Lương (sinh năm 1963, trú tại xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa) là đảng viên, công tác tại Phòng Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng - Môi trường (ĐC-NN-XD-MT) từ năm 1997 đến nay. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mà tháng 6/2014, Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa ký quyết định chuyển đổi vị trí công tác đối với bà Lương. Theo đó, bà được thuyên chuyển đến xã Sơn Hóa, cách nhà hơn 8km. Quá bất ngờ với quyết định này, bà Lương thắc mắc: “Vì sao UBND huyện không thực hiện công bố công khai trong nội bộ cơ quan. Trước đó, trong một hội nghị giao ban, đồng chí Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa đã có thông báo rõ ràng là trong năm 2014 sẽ không có cán bộ công chức đơn vị nào phải chuyển đổi công tác, thế thì tại sao trường hợp của tôi lại là cá biệt”.

Mặc dù bà Lương đã có đơn gửi UBND xã Thạch Hóa trình bày hoàn cảnh khó khăn của mình và đề nghị xem xét về việc chuyển đổi công tác, nhưng ngày 19/8/2014, Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa vẫn ký Quyết định số 98/QĐ-UBND “thôi trả lương đối với bà Lương kể từ ngày 1/8/2014”. Thậm chí UBND huyện còn ký Quyết định số 927/QĐ-UBND “thi hành kỷ luật với hình thức cảnh cáo đối với bà Lương 12 tháng”?!.

Tại Khoản 1, Điều 7, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ về xử lý kỷ luật đối với công chức quy định: “Tối đa 2 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật...”. Vậy, Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa áp dụng vào điều khoản, luật định nào để xử lý kỷ luật bà Lương ­12 tháng? Trong khi đó, tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định rõ: “Chế độ chính sách đối với công chức đang trong thời gian tạm giữ, tạm giam và tạm đình chỉ công tác đều được hưởng 50% mức lương” (trường hợp bà Lương chưa có kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh).

Ý kiến của UBND huyện và cơ quan chức năng

Trả lời phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng Nội vụ huyện Tuyên Hóa, cho rằng: “Do bà Lương không đến công tác tại đơn vị mới để nhận lương chứ không phải huyện cắt lương”.

Còn về việc chuyển đổi công tác, ông Hoàng Minh Đề, Chủ tịch UBND huyện cũng thừa nhận, tại Quyết định số 3863 ngày 31/12/2014 của UBND huyện Tuyên Hóa giải quyết đơn khiếu nại của bà  Lương nêu rõ: “Phòng Nội vụ ban hành Kế hoạch số 02/KH-NV về chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định (NĐ) 158/2007/NĐ-CP đối với cán bộ, công chức năm 2014 ghi ngày 8/1/2014 là chưa phù hợp...”. Theo quyết định này, “sau khi xét thấy bất hợp lý, đoàn xác minh trực tiếp làm việc với bà Dương Thị Dung, cán bộ vào sổ công văn, do bà Phan Thị Cẩm Trang, văn thư đi công tác, nên đã ghi vào sổ nhầm ngày 8/1/2014 chứ thực tế ngày ban hành Kế hoạch 02/KH-NV là 11/3/2014. Ngày 8/9/2014, Phòng Nội vụ đã tổ chức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Việc UBND xã Thạch Hóa chưa thực hiện công bố công khai kế hoạch chuyển đổi theo quy định, trách nhiệm này thuộc về Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa”.

Về phần này, ông Hoàng Minh Đề kết luận: “Bà  Lương khiếu nại đúng”.

Tuy nhiên, sau khi Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa ký Quyết định số 927 ngày 10/4/2015 thi hành kỷ luật cảnh cáo 12 tháng đối với bà Trần Thị Hiền Lương do “không chấp hành Quyết định số 1516 ngày 30/6/2014 của Chủ tịch UBND huyện về chuyển đổi vị trí công tác”, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình có Văn bản số 519/SNV-TTr ngày 12/5/2015 do Phó giám đốc Trần Thế Vương ký có nội dung: “Đề nghị bà Lương gửi đơn trực tiếp đến Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và quy định của pháp luật”. Thế nhưng đến nay, vụ việc vẫn chưa có gì chuyển biến.

Dư luận đang chờ đợi kết quả xác minh công tâm, khách quan của Đoàn thanh tra và kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về vấn đề trên.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin diễn biến sự việc đến bạn đọc.

Nhóm PVĐT

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Trước tình trạng buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém, nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tiếp diễn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai chỉ đạo ngăn chặn, phát hiện và xử lý.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

Top