Với hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không có báo cáo đánh giá tác động môi trường tại dự án rừng dầu Hồng Liêm, Công ty CP Rạng Đông bị tỉnh Bình Thuận xử phạt 575 triệu đồng; buộc khôi phục hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Tìm hiểu được biết, năm 2009, UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định giao cho Công ty CP Rạng Đông thực hiện dự án “Bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, trồng và phát triển thực vật rừng dầu, một số loài động vật quý, hiếm (nhóm IB, IIB) và thông thường thuộc xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc” (Dự án rừng dầu Hồng Liêm).
Dự án rừng dầu Hồng Liêm có diện tích khoảng 3.330ha, thời gian thực hiện 50 năm. Trong đó, có 1.645ha đất rừng phòng hộ và 1.427ha đất rừng sản xuất.
Tuy nhiên, trong thời gian triển khai tại dự án này, Công ty CP Rạng Đông đã có hành vi chuyển mục đích đất khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Ngày 28/3, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Rạng Đông tại Dự án rừng dầu Hồng Liêm.
Theo đó, Công ty CP Rạng Đông đã có 3 hành vi vi phạm hành chính gồm: Thứ nhất, Công ty đã chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn với diện tích từ 0,1ha đến dưới 0,5ha vào mục đích khác khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tại khu vực Dự án rừng dầu Hồng Liêm.
Thứ hai, Công ty đã chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn với diện tích từ 0,5ha đến dưới 1ha vào mục đích khác khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tại khu vực Dự án rừng dầu Hồng Liêm.
Thứ ba, Công ty không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc triển khai xây dựng dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
Ngoài bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh Bình Thuận còn đình chỉ hoạt động của cơ sở 9 tháng; buộc Công ty CP Rạng Đông khôi phục hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo quy định và nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, với số tiền hơn 57 triệu đồng.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Thuận cũng yêu cầu chủ dự án phải rà soát lại sự phù hợp quy hoạch của dự án, cơ sở đã triển khai. Trường hợp đáp ứng yêu cầu này thì phải lập dự án cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường (dự án này bao gồm cả các hạng mục đã được triển khai, đưa vào vận hành) trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định.
Được biết, đây cũng là 1 trong 9 dự án nằm trong danh sách các dự án đất đai, thương mại ở Bình Thuận hiện Cơ quan điều tra Bộ Công an đang xác minh, điều tra.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.